Facebook Insights một công cụ giúp cho các marketer có thể theo dõi, phân tích đối tượng khách hàng trên Facebook. Nhờ công cụ này bạn có thể tối ưu được chi phí chạy quảng cáo Facebook và nâng cao chất lượng bài viết trên trang. Bài viết dưới đây sẽ rất hữu ích với những bạn mới bắt đầu tìm hiểu về Facebook Audience Insight cũng như giới thiệu những tính năng chính của nó.
>>>Có thể bạn sẽ thích: Insight khách hàng là gì?
Hãy cùng nhau bắt đầu tìm hiểu về khái niệm Facebook Insights.
Facebook Insights là gì?
Khi thiết lập trang Facebook Business, mọi doanh nghiệp đều kỳ vọng có thể tiếp cận đúng đối tượng khách hàng họ nhắm tới. Vì vậy họ luôn tìm những phương pháp để tiếp cận và hiểu sâu hơn về chân dung khách hàng.
Facebook Insights hay Facebook Audience Insights – một công cụ có thể theo dõi được tương tác người dùng và rất nhiều thông tin liên quan đến nội dung trên trang. Dựa vào những con số Facebook Insights cung cấp các quản trị viên có thể chọn lọc được thời điểm tốt nhất để đăng bài viết trong ngày. Cũng như biết được ngày nào trong tuần có thể thu hút được tương tác cao hay nội dung nào đang thịnh hành.
Điều quan trọng là bạn nên thường xuyên theo dõi những thay đổi trên Facebook Insights. Vì công cụ này sẽ liên tục cập nhật các chuyển biến trong sự phát triển và những dạng mẫu đang thành hình trên trang.
Nào hãy cùng Top On Seek tìm hiểu và khám phá những tính năng của Facebook Insights
Xem thêm: Checkpoint là gì? Cách mở từng loại Checkpoint Facebook đơn giản nhất 2022
1. Làm thế nào để truy cập vào Facebook Insights
Cách 1: Trên giao diện trang Facebook Business, hãy click vào mục “See All” dưới hộp “Insights.”
Cách 2: Bạn có thể truy cập trực tiếp vào Facebook Insights https://www.facebook.com/ads/audience-insights/
Sau khi truy cập vào Facebook Insights dashboard, bạn sẽ tìm được toàn bộ các thông tin về trends, bài đăng và đối tượng khách hàng của bạn. Nếu đây là lần đầu sử dụng công cụ này bạn sẽ thấy chúng sẽ trông hơi rắc rối vì có khá nhiều mục cùng nằm trong bảng. Các danh mục bao gồm:
- Bài viết
- Lượt thích trên trang
- Phạm vi tiếp cận
- Hành động trên trang
- Thông tin về nhân khẩu học của khách hàng: giới tính, độ tuổi…
2. Facebook Insights: Mức độ viral của bài đăng
Một điều chắc chắn cần có khi xây dựng fanpage là nội dung nào dễ thu hút và mang tính lan truyền cao.
Trong mỗi bài viết, bạn có thể biết được chi tiết những thông số về phạm vi tiếp cận và mức độ tương tác của họ (engagement). Từ những chỉ số này bạn có thể đánh giá được mức độ thành công hay hiệu quả thu hút của bài viết.
Các bài đăng được sắp xếp dựa trên những yếu tố:
- Reach (organic vs paid) – phạm vi tiếp cận
- Loại bài viết – Type of post
- Mục tiêu – Targeting
- Reach engagement
- Ngày đăng
Nhờ vậy bạn có thể kiểm tra được ngày đăng bài cụ thể, tiêu đề, loại bài viết, đối tượng nào đang nhắm đến, reach và engagement. Qua chọn lọc bạn có thể dễ dàng xác định mức độ phổ biến của từng loại bài đăng hay video. Khi nắm rõ mức độ thịnh hành của từng loại bài đăng, bạn có thể áp dụng cho chiến lược nội dung sắp tới. Tạo ra những nội dung mà người dùng yêu thích, từ đó nâng cao nhận thức và giá trị thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Góp phần cải thiện chỉ số reach và tăng lượt truy cập vào website.
3. Facebook Insights: Page Likes
Tất cả thông tin về nhân khẩu học, vị trí của đối tượng yêu thích trang hay từng nhóm tuổi của họ. Quản trị viên có thể xem những mục này khi click vào trong mục “Likes.”
Dưới đây là ví dụ của trang Cheap Flights South Africa. Đối tượng yêu thích của trang phần đông là nữ giới thậm chí hơn gấp đôi tỷ lệ nam giới. Theo biểu đồ và những thông số bên dưới chúng ta có thể thấy Cape Town, South Africa là nơi tập trung nhiều đối tượng yêu thích nhất. Dựa vào đây họ có thể điều chỉnh và cải thiện bài viết của họ cho phù hợp.
Hình bên dưới miêu tả một dạng biểu đồ khác
Xem xét biểu đồ trên bạn có thể thấy được những biến động của lượt thích và bỏ thích. Chẳng hạn như trang này đang tăng lượt unlike, các quản trị viên nên tìm hiểu kĩ hơn để con số này để cải thiện hơn chất lượng của trang. Có thể xem xét nội dung đăng tải gần đây sẽ cho bạn biết vài dấu hiệu để tìm ra nguyên nhân chính xác. Bài viết có thể chưa đủ tính giải trí, hay mật độ bài viết quá nhiều trong ngày. Hay có nhiều bài viết không đính kèm hình ảnh minh họa.
Những con số thống kê sẽ trở nên vô nghĩa nếu bạn không tiến hành cải thiện chất lượng page từng ngày, từng giờ. Có một mẹo nhỏ khi phân tích Page Likes là những thông tin cá nhân về đối tượng trên trang cho phép bạn xây dựng chân dung khách hàng thực tế. Nó rất hữu ích khi tạo ra landing pages, home page copy và thông điệp marketing chung.
Để tăng lượt thích cho trang hãy tham khảo 7 chiến lược dưới đây!
4. Facebook Insights: Reach
Ngày nay, với lượng người dùng mạng xã hội ngày càng cao thì sở hữu một trang Facebook business page vẫn chưa đủ. Một yêu cầu quan trọng là nội dung bạn truyền tải đã đúng với đối tượng hay chưa? Có ai trong những họ đã giới thiệu trang của bạn với người khác hay chia sẻ hình ảnh từ trang của bạn với mọi người? Chỉ số Reach sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề này.
Mục Reach nằm trong thanh danh mục bên trái, ngay dưới “Likes”. Ngoài lượt xem, lượt truy cập trang từ mục này bạn có thể nắm được tần suất bài đăng của bạn bị đánh dấu và báo cáo là spam. Nhưng phần quan trọng nhất trong Reach là thông tin về ngày và loại nội dung nào tiếp cận nhiều đối tượng nhất. Trước đây bạn cần phải truy cập vào Ads Manager mới có được con số này.
5. Facebook Check-Ins
Chỉ số về lượt Facebook check-ins rất hữu ích với những cơ sở kinh doanh có địa điểm cụ thể. Những đối tượng khách hàng và người yêu thích trang có thể đến và checkin cũng như đánh giá ngay trên trang. Qua con số này cũng đánh giá được sự yêu thích và lòng trung thành từ khách hàng với doanh nghiệp.
Dưới danh mục Check-Ins, các con số mà bạn có thể kiểm tra bao gồm đối tượng đã ghé qua, nơi họ sống, cả giới tính, độ tuổi của họ,…
Việc phân tích sâu hơn những con số này trong doanh nghiệp có cửa hàng offline hay cơ sở hữu hình rất có ý nghĩa. Vì có thể ước tính được tác động của mạng xã hội trong bán hàng hoặc theo dõi những thời điểm bận rộn nhất tại cửa hàng của bạn.
6. Những dữ liệu chi tiết hơn
Insights cung cấp cho bạn rất nhiều dữ liệu chi tiết, nhưng làm thế nào để truy xuất những dữ liệu này? Hãy click vào nút Export Insights Data trên cùng bên phải trên trang Facebook Insights.
Một cửa sổ nhỏ như bên dưới sẽ hiện lên:
Sau đó hãy chọn Page Level Data và định dạng xuất file, bạn có thể chọn phạm vi thời gian xuất dữ liệu.
Trong dữ liệu tải xuống, bạn có thể thấy một cột dữ liệu rất dài. Kéo xuống dưới cùng, có những sheets thông tin khác như key metrics, daily like sources, daily viral reach…
Mỗi cột trong key metrics cung cấp những thông tin khác nhau. Ví dụ như nếu bạn có thể xem những lượt thích trang trong những ngày nhất định hiển thị trong cột Lifetime Total Likes. Còn số liệu về Lifetime Total Likes cung cấp cho bạn số người đã tiếp cận bài viết của bạn (kể cả từ bạn hay đối tượng yêu thích trên trang.)
Nếu có thể, bạn hãy chia nhỏ dữ liệu của mình để nghiên cứu kỹ hơn về các người dùng bạn đang nhắm tới và cũng như tác động của mạng xã hội.
Kết luận
Facebook Insights cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích về trang Facebook. Nhờ vào những thông số đó bạn có thể tối ưu nội dung, cải thiện chất lượng page. Tuy nhiên việc vận dụng hiệu quả và thành công trong chiến dịch social media hay không tùy thuộc vào bạn.
Xem thêm: Fanpage là gì? 15 ý tưởng cho Fanpage mang lại hiệu quả cao
Nguồn: neilpatel.com/blog/guide-to-facebook-insights/
Nhận xét
Đăng nhận xét