Ngày nay, càng ngày càng nhiều website sử dụng trang FAQ Schema như một cách tiếp cận khách hàng tiềm năng trên công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng cần có trang FAQ trên website của mình. Nói đúng hơn, giải đáp tất cả câu hỏi không phải là mục đích cuối cùng của FAQ. Qua phương thức này giúp doanh nghiệp tạo ra nội dung phù hợp với khách hàng mục tiêu và tối ưu SEO cho doanh nghiệp.
FAQ schema là gì?
FAQ viết tắt cho cụm từ frequently asked questions, tạm dịch là những câu hỏi thường gặp. Trang FAQ thường xuất hiện dưới dạng các danh sách một loạt các câu hỏi và giải đáp về sản phẩm, dịch vụ, thông tin về công ty hay chủ đề bất kỳ. Sẽ có những câu hỏi khách hàng thường xuyên thắc mắc về doanh nghiệp. Cho nên FAQ là một công cụ giúp giảm tải khối lượng công việc trong bước hỗ trợ và chăm sóc khách hàng. Điều này cho thấy bạn tận tình quan tâm đến những những khó khăn của khách hàng. Từ đó tăng sự tin tưởng và thiện cảm với tên tuổi thương hiệu của doanh nghiệp.
Sự cần thiết của FAQ schema
Khi bạn nhận quá nhiều câu hỏi từ người dùng qua FAQ, điều đó có nghĩa là nội dung website của bạn chưa làm cho khách hàng hài lòng hoặc thông tin sản phẩm/dịch vụ chưa rõ ràng. Ngược lại sẽ có trường hợp khách hàng không quan tâm đến những câu hỏi của doanh nghiệp. Chứng tỏ đội ngũ marketing không tìm hiểu rõ những gì mà khách hàng đang tìm kiếm. Vì khách hàng không thật sự kiên nhẫn để đọc và click vào những câu hỏi khô khan. Nếu có thể, hãy đầu tư vào thiết kế hình ảnh cho trang câu hỏi trở nên thú vị và bắt mắt hơn.
Điều đó không có nghĩa là không một doanh nghiệp nào áp dụng thành công FAQ schema. Khi đã hiểu đúng và đủ về những giá trị mà khách hàng cần. FAQ trở thành công cụ vô cùng thuận tiện và nhanh chóng để người dùng tìm kiếm, tra cứu giá cả, thông tin sản phẩm. Đừng cố tình tạo ra những danh sách câu hỏi “Làm sao…”,”Cách nào…”, người dùng sẽ gặp rắc rối khi tìm kiếm chính câu hỏi của mình. Thay vào đó hãy tạo ra các câu hỏi cụ thể hơn.
Giải đáp cặn kẽ cho người dùng thực tế
Đừng chỉ đặt mình là người bán, hãy xem website của bạn với vị trí là người mua. Họ đang thật sự cần gì, họ gặp phải những lỗi nào khi dùng sản phẩm của bạn. Các câu hỏi và câu trả lời phải thật sự “chạm” tới những khó khăn của khách hàng. Cũng đừng nên đặt một câu hỏi quá chuyên sâu trên trang FAQ, thay vào đó hãy tạo ra một bài viết có tính thuyết phục hơn.
Giải đáp câu hỏi dưới dạng âm thanh
Google nhận biết câu trả lời trong FAQ và biến nó thành câu trả lời dưới dạng âm thanh một cách dễ dàng. Khi dữ liệu được đánh dấu là data structure, Google sẽ tự động sàng lọc các đoạn văn dài là câu trả lời còn câu ngắn hơn là câu hỏi.
Sẽ là một trải nghiệm thú vị, khi người dùng tìm kiếm bằng giọng nói một vấn đề nào đó và được Google trả lời bằng giọng đọc quen thuộc. Người dùng sẽ “chăm chỉ” khám phá hơn khi vừa được tương tác vừa được giải đáp các vấn đề như được tư vấn trực tiếp.
Cách thiết lập FAQ schema trên trang WordPress
1. Tạo FAQ block trên WordPress
Đầu tiên tạo một trang mới trên WordPress, bổ sung thêm tiêu đề và đoạn giới thiệu. Bạn có thể thấy mục “Yoast structured data content blocks” bên trong danh mục Add Block. Sau đó gõ “FAQ”, “structured data” trên thanh tìm kiếm hoặc cuộn xuống cuối trang để thấy mục FAQ để thêm FAQ block.
2. Tạo câu hỏi và câu trả lời
Sau bước tạo FAQ block, bước tiếp theo là bạn có thể nhập câu hỏi và câu trả lời. Lưu ý rằng, bạn hãy sắp xếp thứ tự các câu hỏi sao cho hợp lý và logic nhất. Đừng chọn ngẫu nhiên những câu hỏi không liên quan vì sẽ cho thấy doanh nghiệp không được đầu tư kỹ càng.
3. Kiểm tra và publish sau khi hoàn thành
Bạn có thể điền liên tiếp phần câu hỏi còn lại trong danh sách. Dưới đây là giao diện khi bạn nhập vào nhiều câu hỏi. Các núi “Add Image”, “Add Question” cho phép bạn thêm bất kì câu hỏi và hình ảnh cho phần nội dung thêm sinh động.
Khi hoàn thành các bước tạo câu hỏi và câu trả lời, hãy quay lại giao diện người dùng. Sau đó kiểm tra thứ tự câu hỏi và hiệu chỉnh lại nội dung cho hợp lý.
Video hướng dẫn tạo FAQ schema trong Yoast SEO
Việc tạo block trong Yoast SEO là cực kì đơn giản. Nhưng nếu bạn mới làm quen với FAQ schema và còn nhiều thắc mắc trong bước tạo block cho trang FAQ hay phương thức hoạt động của chúng. Có lẽ video dưới đây sẽ hữu ích với những bạn.
Nên cân nhắc trước khi thêm quá nhiều FAQ
Dưới đây là hình minh họa khi khi tìm kiếm từ khóa “yoast diversity fund faq” trên Google. Hãy cân nhắc thật kỹ trước khi thêm nhiều câu hỏi qua FAQ vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số CTR của bạn. Thậm chí là giảm lượng truy cập bởi vì người dùng đã tìm thấy giải đáp tức thì trước khi họ cân nhắc click vào website.
Nhưng hãy thử nghiệm nó và tiếp tục điều chỉnh cho phù hợp với khách hàng. Biết đâu đó là phương thức khiến người dùng thắc mắc và nhấp vào trang của bạn.
Xem FAQ ở định dạng khác
Nhập một trang FAQ trên trang Rich Results Testing Tool để xem định dạng của nó trong Google như sau:
Mỗi câu hỏi có định dạng là “Question” và “acceptedAnswer” cho định dạng câu trả lời. Nhưng bạn có thể không cần nhớ những điều này, điều bạn cần làm là điền đầy đủ câu hỏi và câu trả lời. Yoast SEO sẽ thay bạn lo phần còn lại.
Tab schema trên Yoast SEO giúp bạn thiết lập toàn bộ data structure
Yoast SEO sẽ tự động thay đổi chế độ hiển thị cho phù hợp với nội dung trang của bạn. Vì vậy tab Schema sẽ tự động thêm vào plugin tên Yoast SEO khi bạn cài đặt thêm block FAQ. Dưới đây là hình hiển thị “Contact page” để bạn có thể cập nhật những thông tin trang.
Phần kết
Data structure này là một trong những nền tảng website tuyệt vời và ngày càng trở nên quan trọng. Bài viết này cung cấp cho bạn những thông tin tổng quan hơn về FAQ Schema và đặc biệt là những đóng góp của nó trong SEO tổng thể.
Nguồn: yoast.com/how-to-build-an-faq-page/
>> Có thể bạn quan tâm: Cập nhật mới nhất của Google về Schema
Nhận xét
Đăng nhận xét