HTTP/2 là gì? Tác động của nó đến SEO như thế nào?

Rate this post

HTTP/2 là phiên bản cải tiến từ giao thức internet cũ, ra đời nhằm giải quyết những vấn đề về tốc độ xử lý và truyền dữ liệu của website, giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi của người dùng. Vậy http/2 là gì? nó tác động như thế nào đến các hạng mục SEO? Bài viết này sẽ cho bạn câu trả lời

http/2 là gì

HTTP/2 là gì?

HTTP 2 được chuẩn hóa chính thức vào năm 2015, có tiền thân là HTTP 1. Là giao thức quản lý trao đổi thông tin giữa trình duyệt đưa ra yêu cầu và máy chủ.

Google xác nhận bắt đầu thu thập dữ liệu các trang web qua HTTP/2 vào tháng 11 năm 2020 và John Mueller cũng xác nhận vào tháng 5 năm 2021 rằng, họ đã thu thập thông tin từ hơn một nửa số URL bằng giao thức này.

“Điều này có nghĩa Googlebot sẽ không cần phải dành nhiều thời gian để thu thập dữ liệu máy chủ của bạn như trước đây”

John Mueller nói thêm

Các tính năng của HTTP/2

HTTP/2 được xây dựng dựa trên nền tảng HTTP 1 nhưng có bước cải tiến hơn. Với mục đích giúp quá trình chuyển đổi diễn ra liền mạch nhất có thể. Các tính năng sẽ bao gồm:

Nhị phân

HTTP/2 giới thiệu sự thay đổi trong giao thức bằng cách sử dụng các lệnh nhị phân -1 và 0, thay vì văn bản. Điều này nhằm đơn giản hóa việc triển khai các lệnh và dễ dàng phân tích cú pháp.

Ghép lệnh

Tính năng này sẽ giúp chia tải trọng thành các chuỗi nhỏ hơn, phân tích cú pháp và truyền qua một kết nối duy nhất, sau đó tập hợp lại trước khi chúng đến được trình duyệt.

Nén thẻ header

Tính năng này từ HTTP 2 được thiết kế nhằm khắc phục cơ chế khởi động chậm trong HTTP 1. 

Nó cung cấp khả năng nén số lượng lớn các khung header dự phòng và cho phép máy chủ duy trì danh sách các header tags được sử dụng trong các yêu cầu trước đó. Về thực tế, các thẻ header sẽ được mã hóa trong một khối nén và được gửi đến người dùng. Các bạn có thể xem thêm thẻ header và security headers tại blog Toponseek.com.

Server push

Server push là tính năng cho phép các tài nguyên ( hình ảnh, tập tin,…) được đẩy vào bộ nhớ cache của trình duyệt trước khi yêu cầu của người dùng được hoàn tất. Điều này giúp khắc phục tình trạng trễ mạng và sự quá tải trong nội dung trang khi được yêu cầu.

Ưu tiên luồng dữ liệu

Tinh năng này cho phép người dùng yêu cầu một máy chủ phân bổ tài nguyên và băng thông cho các luồng dữ liệu ưu tiên cụ thể.

Điều này cho phép máy chủ tối ưu hóa việc phân bổ tài nguyên dựa trên các yêu cầu của người dùng cuối.

tính năng ưu tiên luồng dữ liệu của http/2

HTTP/2 tác động đến SEO như thế nào?

Cập nhật lên HTTP/2 không phải là một quá trình chuyển giao hoàn toàn và sẽ không gây nên quá nhiều trở ngại cho SEO. Dưới đây là những ưu và nhược điểm của giao thức này từ góc độ của SEO.

Ưu điểm của HTTP/2

  • Hiệu suất web: Một số tính năng mới trong HTTP 2 giúp cải thiện hiệu xuất của trang web và tiết kiệm tài nguyên cần thiết để thu thập dữ liệu các trang. 
  • Hiệu suất trên thiết bị di động: Trải nghiệm web được tối ưu hóa cho người dùng thiết bị di động, bao gồm tốc độ tải trang và bảo mật. Điều mà trước đây chỉ ưu tiên cho người dùng máy tính.
  • Cải thiện trải nghiệm người dùng: Google cho biết, tỷ lệ thoát trang tăng 32% nếu tốc độ tải tăng từ 1-3s. Nên không có gì ngạc nhiên khi một trang web tải nhanh giúp tăng sự hài lòng của khách hàng và sự ưa chuộng đối với thương hiệu.
  • Tăng cường bảo mật: Vì HTTP 2 phân phối qua https nên nó sẽ đảm bảo các trang web được mã hóa và bảo mật. Bên cạnh đó cũng bảo vệ các trang web khỏi việc bị phạt thủ công và khả năng bị loại khỏi kết quả tìm kiếm hoàn toàn.
  • Hỗ trợ SEO: Tất nhiên giao thức này sẽ không giúp tăng thứ hạng tìm kiếm trực tiếp. Tuy nhiên, với tất cả những ưu điểm nói trên, nó sẽ giúp tăng khả năng hiển thị trang web trong tìm kiếm, trải nghiệm người dùng và tỷ lệ chuyển đổi.

Nhược điểm của HTTP/2

  • Không phải mọi trình duyệt đều hỗ trợ HTTP 2. Caniuse.com cho biết, đến nay có chín phiên bản trình duyệt cũ không hỗ trợ http 2. Tuy nhiên, số lượng người dùng các trình duyệt này trên toàn cầu là rất thấp.
Các trình duyệt không hỗ trợ http 2
  • Với tính năng server push, HTTP 2 có thể đoán trước yêu cầu của người dùng. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng chính xác, điều này khiến trình duyệt của các client có khả năng nhận những thông tin không cần thiết.
  • Tính năng ghép lệnh khiến máy chủ nhận về cùng lúc nhiều yêu cầu, điều này có khả năng gây ra sự chậm trễ và phức tạp trong việc xử lý lỗi.

Mối quan hệ giữa HTTP/2 và HTTPS

HTTP 2 chỉ khả dụng thông qua các kết nối được mã hóa, và HTTPS đã giúp nó làm điều đó. Nó không chỉ tăng cường bảo mật cho người dùng và ứng dụng mà còn giúp mức tiêu thụ tài nguyên thấp hơn ở cả thiết bị yêu cầu và phía máy chủ.

Triển khai HTTP 2

Bạn có thể kiểm tra xem máy chủ của mình có thể hỗ trợ HTTP/2 hay không bằng cách truy cập trang web http2.pro hoặc sử dụng Google Lighthouse.

Triển khai http2

Việc nâng cấp lên HTTP/2 phụ thuộc vào máy chủ của bạn. Nếu bạn hiện không hỗ trợ HTTP/2, hãy liên lạc với nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ web.

Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra xem tài nguyên nào hiện đang được cung cấp qua giao thức này trong Tool dành cho nhà phát triển của Chrome.

Nhưng lưu ý rằng, đừng quá trông mong vào việc nó sẽ giúp bạn tăng thứ hạng tìm kiếm hay tỉ lệ chuyển đổi một cách nhanh chóng. Đây chỉ là hình thức hỗ trợ cải thiện tốc độ truyền dữ liệu cho website và tối ưu hóa trải nghiệm người dùng mà thôi.

Kết luận

Trên đây đã cung cấp cho bạn khái niệm cơ bản, các tính năng vượt trội của HTTP 2 và tác động của nó đến SEO. Hy vọng bài viết đã cho bạn những thông tin hữu ích trong việc phát triển website của mình. Bạn cũng có thể tham khảo thêm những bài viết về Digital marketing tại trang web chính thức của Top On Seek.

Nguồn: https://www.searchenginejournal.com/what-is-http2/410586/

  1. HTTP/2 là gì?

    HTTP 2 là giao thức quản lý trao đổi thông tin giữa trình duyệt đưa ra yêu cầu và máy chủ.

  2. HTTP/2 bao gồm những tính năng gì?

    Các tính năng sẽ bao gồm nhị phân, ghép lệnh, nén thẻ header, server push và ưu tiên luồng dữ liệu

  3. HTTP 2 tác động đến SEO như thế nào?

    Cải thiện hiệu xuất trang web và tiết kiệm tài nguyên cần thiết để thu thập dữ liệu các trang.
    – Trải nghiệm web được tối ưu hóa cho người dùng thiết bị di động, bao gồm tốc độ tải trang và bảo mật.
    – Cải thiện trải nghiệm người dùng.
    – Tăng cường bảo mật

Nhận xét