Google Panda là một phần trong chiến dịch loại bỏ Black Hat SEO và webspam, được Google cho ra mắt chính thức vào tháng 2 năm 2011. Tại thời điểm người dùng liên tục phàn nàn về sự tràn lan của các Content farm kém chất lượng, gây khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin. Và đến nay, chúng ta đã thấy được tầm quan trọng của nó khi trở thành những bước đi đầu tiên của Google trong việc nâng cao trải nghiệm người dùng. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn chi tiết về Google Panda update và cung cấp những thông tin cần biết về thuật toán này đối với website trong tiến trình thời gian từ 2011-2021.
Google Panda Update được tạo ra để làm gì?
Năm 2010, chất lượng tìm kiếm thông tin từ Google ngày càng giảm sút. Bên cạnh đó, sự bành trướng nhanh chóng từ các loại hình kinh doanh theo hướng Content farm đã trở thành chủ đề liên tục gây tranh cãi.
Amit Singhal của Google sau đó đã nói với Wired tại TED rằng, Google Caffeine Update vào cuối năm 2009 đã thúc đẩy đáng kể khả năng index của Google. Tuy nhiên điều này cũng dẫn đến tình trạng phân loại cho rất nhiều nội dung kém chất lượng, và gây khó khăn cho người dùng trong việc tìm kiếm nguồn thông tin họ thật sự cần.
“ Vào cuối năm 2009, hai trong số các trang trại nội dung là Demand Media và Answers.com đã được thiết lập vững chắc trong 20 trang web hàng đầu tại Hoa Kỳ. Trong đó, Demand Media là hình ảnh thu nhỏ và ví dụ cụ thể nhất cho loại hình kinh doanh này. Công ty hoạt động dựa trên công thức tạo ra hơn 7.000 nội dung mỗi ngày với rất nhiều thị trường ngách, hầu hết là những bài viết kém chất lượng nhắm mục tiêu đến các công cụ tìm kiếm. Sau đó khiến nó lan truyền thông qua các kênh Social và kiếm được rất nhiều tiền từ quảng cáo. ”
ReadWriteWeb cũng đã chỉ ra
“Demand Media đang thực hiện một mánh khóe rất khôn ngoan bằng cách chạy một nền tảng chuyên đăng quảng cáo lên hệ sinh thái Google. Ký hợp đồng với hàng nghìn Freelancer để sản xuất hàng trăm nghìn nội dung chất lượng thấp. Các bài viết này được phân loại theo chủ đề và Google đẩy chúng lên những thứ hạng cao. Bởi vì thuật toán của Google xếp hạng trang web dựa vào tính liên tục và thường xuyên của các bài đăng hơn là những nội dung chất lượng…”.
Tại một bài báo khác
Những tranh cãi xoay quanh chủ đề này đã ảnh hưởng rất lớn đến Google và họ đã trả lời bằng cách phát triển Google Panda update.
Xem thêm>>Lịch sử thuật toán Google qua các giai đoạn
Ra mắt Google Panda update
Google Panda update đã được ra mắt vào ngày 23 tháng 2 năm 2011. Google sau đó đã tiết lộ rằng, nó được gọi là “Panda” theo tên của kỹ sư đã đưa ra bước đột phá thuật toán chính.
“Google Panda update được thiết kế nhằm giảm thứ hạng đối với những trang web chất lượng thấp hoặc sao chép nội dung từ các trang web khác. Đồng thời sẽ thúc đẩy thứ hạng cho các website chất lượng cao có nội dung về nghiên cứu, phân tích, báo cáo,…”
Google nói về mục đích cho ra đời của thuật toán này
Và đúng như mong đợi, các trang web với nội dung eHow và wikiHow đã hoạt động tốt hơn sau khi Google Panda update được ra mắt. Các bản cập nhật sau này cũng đã tác động rất nhiều đến các Content farm, theo đó Demand Media đã phải chịu lỗ 6,4 triệu đô la trong quý 4 năm 2012.
Những gì chúng ta biết về thuật toán Panda
Trong một buổi phỏng vấn, khi thảo luận về quá trình hoàn thiện thuật toán Panda. Singhal của Google đã nói rằng, họ bắt đầu bằng cách gửi những tín hiệu đánh giá đến người dùng trong quá trình trải nghiệm trang. Sau đó phát triển thuật toán này bằng cách so sánh các tín hiệu xếp hạng khác nhau với tín hiệu đánh giá từ người dùng.
Xem thêm>>Page Experience Update 2021: Lời khuyên từ chuyên gia Google
Dưới đây là 23 câu hỏi mà thuật toán dùng để phân loại trang:
Bạn có tin tưởng những thông tin trong bài viết này? | Bài viết này được viết bởi chuyên gia hay một người viết nghiệp dư? |
Trang web có những nội dung trùng lặp về các chủ đề giống với biến thể từ khóa nơi khác không? | Bạn có thoải mái khi cung cấp thông tin thẻ ngân hàng của mình cho trang web không? |
Bài này có lỗi chính tả hay văn phong không? | Bài viết có hữu ích cho tìm kiếm của bạn không? |
Bài viết có dẫn nguồn từ những thông tin chính chủ không? | Trang có cung cấp giá trị đáng kể khi so sánh với trang khác trong cùng kết quả tìm kiếm không? |
Chất lượng nội dung nằm ở mức độ nào? | Bài viết có mô tả 2 mặt của vấn đề không? |
Nội dung có đang được sản xuất hàng loạt và trải rộng trên một mạng lưới rộng lớn các trang web khiến các trang riêng lẻ không được quan tâm nhiều không? | Bài viết đã được biên tập tốt chưa hay nó được xuất bản một cách cẩu thả, vội vàng? |
Đối với trang web về sức khỏe, bạn có tin tưởng những thông tin này không? | Trang web này có phải là địa chỉ uy tín không? |
Bài viết có cung cấp đầy đủ và chi tiết về chủ đề không? | Bài viết này có quá nhiều quảng cáo làm mất tập trung không? |
Bạn có mong đợi bài viết này trên tạp chí hay sách báo không? | Bìa viết có ngắn gọn và chưa thông tin hữu ích không? |
Bạn có muốn chia sẻ bài viết này đến với bạn bè không? | Bài viết chi tiết? |
Người dùng có phàn nàn khi họ xem qua các trang này không? | Trang web có phải là doanh nghiệp được công nhận về chủ đề này không? |
Bài viết có chứa thông tin thú vị không? |
Hầu hết các chuyên gia SEO đều kết luận Panda hoạt động bằng cách sử dụng machine-learning để đưa ra dự đoán chính xác về cách con người đánh giá chất lượng nội dung. Tuy nhiên điều này cũng gây ra rất nhiều nghi vấn, vậy những tín hiệu nào sẽ được kết hợp vào thuật toán này để xác định trang web có chất lượng thấp và trang web không chất lượng?
Google Panda update và Google EAT
Vào năm 2014, Google đã đưa ra thuật toán EAT cho việc cải thiện chất lượng tìm kiếm của mình. Trong đó, EAT là viết tắt của Expertise (chuyên môn), Authority (thẩm quyền) và Trustworthiness (đáng tin cậy). Kể từ 2018, những nguyên tắc này đã trở thành giá trị cốt lõi đối với các Marketer
Giống với Panda, các bản Google Core Update sau này cũng tập trung vào chất lượng nội dung và trải nghiệm người dùng
Trọng tâm của quy tắc EAT trong Panda là tránh:
- Nội dung mỏng và không mang tính thông tin
- Thiếu nguồn có thẩm quyền
- Nội dung không đáng tin cậy và các liên kết có vấn đề
Xem thêm>>Google Core Update 7/2021-Có gì mới trong bản cập nhật Core từ Google?
Phục hồi cho những tác động từ Panda
Panda hoạt động trên hình thức tăng hiệu suất của các trang web được phân loại là có nội dung chất lượng cao, nên giải pháp phục hồi sẽ là tăng tính độc đáo cho nội dung bài viết của bạn. Điều này nghe có thể đơn giản và thực tế nó hoàn toàn khả thi.
Wired SEO đã giúp một trang web khôi phục khỏi Panda bằng cách thay đổi user-generated content (UGC) để khuyến khích các bios độc đáo thay vì các bios được sao chép từ các trang khác.
Những lầm tưởng về Google Panda update
Panda khai tử bài viết có nội dung trùng lặp
John Mueller đã nhấn mạnh rằng, Panda khuyến khích những nội dung độc đáo, cung cấp nhiều giá trị cho khách hàng của Google, và trùng lặp nội dung là một trong những yếu tố đánh giá từ Panda.
John Mueller cũng nhắn nhủ với các blogger rằng họ nên suy nghĩ về “điều gì khiến trang web trở nên nổi bật hơn so với các các đối thủ đang đứng đầu trong thị trường ngách của mình”
Và đến 2021, ông cũng xác nhận rằng, nội dung trùng lặp không phải là yếu tố xếp hạng tiêu cực đối với website
Giải quyết tác động tiêu cực từ Panda bằng cách xóa bài viết?
“Chúng tôi khuyên bạn không nên xóa bài viết vì những ảnh hưởng từ Panda, thay vào đó hãy thêm nhiều nội dung HighQ hơn”.
Gary Illyes của Google đã nói trên Twitter vào năm 2017
“Nhìn chung, chất lượng của trang web nên được cải thiện đáng kể để chúng tôi có thể tin tưởng vào nội dung. Đôi khi những tác động đó sẽ đến từ việc website của bạn có nhiều nội dung mỏng, hoặc đang được tổng hợp từ các nguồn khác,…”-John Mueller chia sẻ trên Youtube.
Tóm lại, việc xóa nội dung nên được cân nhắc về mặt tổng thể trang web của bạn để cấu trúc trang không bị rời rạc, thay vì chỉ xuất phát từ động thái xóa hình phạt của Panda.
Google Panda update nhắm mục tiêu cụ thể đến UGC
Bạn liên tục xóa UGC vì cho rằng nó là yếu tố khiến Google Panda đánh giá xấu trang web của bạn? Điều này hoàn toàn sai. Hãy nhìn nó từ góc độ tích cực hơn.
Có nhiều trang web đã được xếp hạng cao nhờ vào nội dung do người dùng tạo (UGC) và nhiều website sẽ mất đi lượng truy cập đáng kể chỉ vì xóa đi nội dung đó. Ngay cả những nhận xét được đăng trên một bài blog cũng có thể khiến nó được xếp hạng và thậm chí nhận được một snippet nổi bật.
Số lượng từ không quan trọng
Số lượng từ là một khía cạnh khác của Panda mà các chuyên gia SEO thường hiểu nhầm. Google khuyên bạn nên suy nghĩ về số lượng từ và nội dung cần để đáp ứng đầy đủ truy vấn của người dùng.
Ví dụ, có rất nhiều trang trình bày rất ít nội dung chính xoay quanh từ khóa, nhưng Google cho rằng nó vẫn đủ chất lượng để kiếm được đoạn trích nổi bật cho truy vấn. Trong một vài trường hợp, nội dung chính chỉ có 63 từ và nhiều người sẽ khó viết những khía cạnh khác xoay quanh chủ đề này mà không dính spam với độ dài 350 từ. Vì vậy, bạn chỉ cần sử dụng đủ từ, miễn là đáp ứng được truy vấn.
Affiliate Links & Ads thường sẽ bị Panda nhắm đến
Đúng là Google Panda update sẽ tấn công nhiều hơn đối với các trang web có Affiliate Links và Ads, nhưng phải vì nó nhắm mục tiêu cụ thể đến chúng.
Trên thực tế, các tiếp thị liên kết sẽ đưa người dùng đến các trang web khác, điều này sẽ hấp dẫn các công cụ tìm kiếm, và Google panda update là con ong đi tìm mật. Nhưng đồng thời, có rất nhiều website cơ bản chỉ copy-paste đường dẫn và khiến chúng nổi bật trên bài viết, nội dung xoay quanh sáo rỗng và không hữu ích. Đó là lý do nó dễ bị ăn gậy từ Panda.
Google panda update và những mốc thời gian quan trọng
Panda có một bộ hồ sơ cho những lần cập nhật của nó từ khi mới ra mắt. Vì Panda vận hành bên ngoài Google core nên kết quả là những nội dung chỉ bị ảnh hưởng khi đến gần ngày cập nhật phiên bản mới.
Mặc dù Panda không được tích hợp trực tiếp vào thuật toán cốt lõi của Google, nhưng dữ liệu của nó được cập nhật hằng tháng và được triển khai chậm suốt tháng. Do đó, Google đã sớm đề cập đến việc loại bỏ Panda sau năm 2017.
Cách đánh số cho các phiên bản cập nhật của Panda có hơi khó hiểu so với các phiên bản phần mềm. Dòng thời gian của các bản Google panda update được biết đến như sau:
1.0: Ra mắt ngày 23/2/2011 với 12% truy vấn bị ảnh hưởng , trong đó content farm bị tác động nhiều nhất |
2.0 (#2): 11/4/2011. Bản cập nhật kết hợp các tín hiệu bổ sung |
2.1 (# 3) : Ngày 9 tháng 5 năm 2011. Google đã làm rõ rằng đây chỉ là một bản làm mới dữ liệu, cũng như các bản cập nhật 2.x sắp tới. |
2.2 (# 4) : 21/6/2011 |
2.3 (# 5) : 23/7/2011 |
2.4 (# 6) 12/8/2011. Panda được triển khai trên toàn thế giới cho tất cả các quốc gia nói tiếng Anh và các quốc gia không nói tiếng Anh ngoại trừ Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. |
2.5 (# 7) 28/9/2011. |
3.0 (# 8): 19/10/2011. Google đã thêm một số tín hiệu mới vào thuật toán Panda và tính toán lại cách thuật toán tác động đến các trang web. |
3.1 (# 9): 18/11/ 2011. Google đã công bố một đợt làm mới nhỏ, ảnh hưởng đến ít hơn 1 phần trăm tìm kiếm |
3.2 (# 10) : 18/1/ 2012. Google xác nhận làm mới dữ liệu. |
3.3 (# 11) : 23/2/ 2012. Làm mới dữ liệu. |
3.4 (# 12) : 23/3/2012 |
3.5 (# 13) : 19/4/2012 |
3.6 (# 14) : 27/4/2012 |
3.7 (# 15) : 8/6/2012. Việc làm mới dữ liệu này đã gây ảnh hưởng nặng nề hơn so với các bản cập nhật trước. |
3.8 (# 16) : 25/6/2012 |
3.9 (# 17) : 24/7/2012 |
3.9.1 (# 18) : 20/8/2012. Một bản cập nhật tương đối nhỏ đánh dấu sự khởi đầu của quy ước đặt tên mới do ngành chỉ định. |
3.9.2 (# 19) : 18/9/2012 |
# 20 : 27/9/2012. Một bản cập nhật Panda tương đối lớn cũng đánh dấu sự khởi đầu của một quy ước đặt tên khác. |
# 21 : 5/11/2012 |
# 22 : 21/11/2012 |
# 23 : 21/12/2012. Làm mới dữ liệu |
# 24 : 22/1/2013 |
# 25 : 14/3/2013. Cutts đã gợi ý rằng đây sẽ là bản cập nhật cuối cùng trước khi Panda được tích hợp trực tiếp vào thuật toán Google. Tuy nhiên, sau đó rõ ràng rằng đây không phải là bản cập nhật cuối. |
“Phục hồi” : 18/7/2013. Bản cập nhật này là một chỉnh sửa đối với một số hoạt động quá khắt khe từ Panda. |
4.0 (# 26) : 19/5/2014. Một bản cập nhật Panda lớn (tác động đến 7,5% truy vấn). Đây là một bản cập nhật cho thuật toán Panda, không chỉ là một bản làm mới dữ liệu |
4.1 (# 27) : 23/9/2014. Một bản cập nhật lớn khác (tác động 3-5% các truy vấn) bao gồm một số thay đổi đối với thuật toán Panda. |
4.2 (# 28) : 17/7/2015. Đây là bản cập nhật Panda cuối cùng. |
Kết hợp với Google Core update
Ngày 11 tháng 1 năm 2016, Google đã xác nhận rằng, Panda đã được tích hợp vào thuật toán cốt lõi của Google . Nói cách khác, Google panda update đã không còn là một bộ lọc được hoạt động riêng lẻ mà là được kết hợp như một tín hiệu xếp hạng.
Google Panda update bây giờ ra sao?
Panda đã được tích hợp hoàn toàn vào các thuật toán machine learning của Google, do đó các bản cập nhật của Panda sẽ không còn là một dự án độc lập.
Dù vậy, các thuật toán xếp hạng của Google vẫn tuân theo những nguyên tắc của Panda như tránh các Black Hat SEO; web spam và tăng chất lượng trải nghiệm người dùng
Người ta đã không còn nhắc đến Google panda update nhưng những nguyên tắc của Panda vẫn còn phù hợp đến ngày nay.
Kết luận
Trên đây là những thông tin hữu ích về Google panda update theo tiến trình thời gian từ 2011 đến nay. Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn những bài học hữu ích. Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo các bài viết hay về Digital marketing tại trang web chính thức của Top On Seek hoặc đăng ký tư vấn và trải nghiệm dịch vụ SEO chuyên nghiệp để có hướng phát triển website một cách tốt nhất
Nguồn: https://www.searchenginejournal.com/google-algorithm-history/-update/#close
Nhận xét
Đăng nhận xét