Thời gian gần đây, EAT ngày càng được nhiều người quan tâm và biết đến như là một tiêu chí đánh giá chất lượng nội dung của Google. Vậy EAT là gì và làm cách nào để cải thiện EAT? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về điều này.
EAT là gì?
EAT là từ viết tắt của Expertise (Chuyên môn), Authoritativeness (Thẩm quyền) và Trustworthiness (Độ tin cậy). Các tiêu chí này được sử dụng để đánh giá hoạt động của một trang web. Các trang web có EAT tốt có thể xuất hiện trong mọi lĩnh vực, mọi ngành – nó không giới hạn ở các trang web YMYL.
Expertise (Chuyên môn) trong EAT là gì?
Khi tìm hiểu về một vấn đề, bạn luôn muốn lắng nghe một người biết họ đang nói về điều gì, chứ không phải một người không có kiến thức về vấn đề đó. Ví dụ: nếu bạn đang muốn được tư vấn y tế, bạn muốn đọc thông tin được viết bởi một bác sĩ có chuyên môn. Tương tự, nếu bạn đang tìm kiếm các mẹo chăm sóc da, có thể bạn sẽ thích nội dung của một blogger làm đẹp có kinh nghiệm hoặc bác sĩ da liễu.
Google luôn muốn cung cấp trải nghiệm tốt nhất cho người dùng của mình. Đó là lý do tại sao Google muốn tìm ra ai có nội dung chuyên môn về một chủ đề cụ thể và hướng người dùng của họ đến những kết quả đó.
Tính chuyên môn được đánh giá dựa trên chính nội dung bài viết đó. Yếu tố đánh giá này rất quan trọng đối với một số chủ đề, đặc biệt là các nội dung YMYL. Bởi vì nó ảnh hưởng rất lớn đến lòng tin của người đọc với chuyên môn của tác giả.
Đối với nội dung không phải YMYL, Google sử dụng thuật ngữ “everyday expertise” để báo hiệu rằng tác giả được coi là chuyên gia trong lĩnh vực của riêng họ, nếu họ có đủ kinh nghiệm sống.
Google thường sẽ đánh giá tính chuyên môn của nội dung dựa trên một vài yếu tố sau:
- Tác giả bài viết có phải là chuyên gia trong lĩnh vực đó không?
- Tác giả đã từng đạt được giải thưởng nào chưa?
- Một bài viết về tài sản thế chấp có được viết bởi một nhà cố vấn tài chính chuyên về bất động sản hay là một marketer?
Authoritativeness (Thẩm quyền) trong EAT là gì?
Có thẩm quyền trong một lĩnh vực cho thấy rằng bạn là một nguồn đáng tin cậy, có thể cung cấp cho người dùng của họ thông tin có giá trị. Và đó là điều mà Google yêu thích.
Google sẽ xác định tính thẩm quyền của một website dựa trên tác giả, nội dung và bản thân trang web:
- Bạn và trang web của bạn có bao nhiêu quyền hạn?
- Bạn là ai hoặc bạn đại diện cho nhóm người nào?
- Danh tiếng của bạn như thế nào?
- Trang web của bạn có là cơ quan có thẩm quyền về chủ đề này không?
- Các chuyên gia nổi tiếng có liên kết hoặc đề cập đến nội dung của bạn không?
- Nội dung của bạn đã từng được sử dụng trong nghiên cứu chưa?
- Wikipedia có liên kết đến hoặc đề cập đến nội dung của bạn không? Bạn có trang Wikipedia của riêng mình không?
Trustworthiness (Độ tin cậy) trong EAT là gì?
Nếu người dùng không tin tưởng nội dung trên website bạn, có thể họ sẽ không sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Và điều đó làm cho tất cả các nỗ lực SEO khác trở nên lãng phí. Vì vậy, bạn phải cố gắng cải thiện độ tin cậy của nội dung trên website mình.
Google cũng dựa trên tác giả, nội dung và bản thân trang web để xác định độ tin cậy của website bạn:
- Về mặt kỹ thuật – trang web của bạn có kết nối SSL không?
- Các bài review về doanh nghiệp của bạn
- Cách bạn phản hồi lại các bài review
- Tại sao trang web của bạn lại đáng để cho người dùng của họ phải mạo hiểm?
- Doanh nghiệp của bạn có đáng tin cậy không?
Vai trò của EAT là gì?
Năm 2021 là năm mà Google phải sàng lọc nội dung tốt và xấu nhiều hơn bao giờ hết. Nhu cầu trong việc tìm kiếm nội dung đáng tin cậy tăng mạnh khi thông tin sai lệch tràn lan trên Internet. Google không ngừng nâng cấp hệ thống để có thể xác định được những website có nội dung chất lượng, có chuyên môn cao và hữu ích cho người dùng – đây cũng là lúc EAT nổi bật lên.
EAT được Google đề cập rất nhiều trong Google’s Search Quality Raters Guidelines (Hướng dẫn đánh giá chất lượng tìm kiếm của Google) và nhiều bài viết khác. EAT chính là tiêu chí cốt lõi giúp Google đánh giá và phán đoán content của website.
Tất nhiên, không phải tất cả kết quả tìm kiếm đều được đánh giá dựa trên EAT như nhau. EAT đặc biệt quan trọng đối với các website mô tả những thứ có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của người dùng, hay còn được gọi là các trang web YMYL.
YMYL là gì?
YMYL là từ viết tắt của Your Money or Your Life. Google sử dụng từ viết tắt này để phân loại các trang ảnh hưởng đến tài chính, sức khỏe, sự an toàn hoặc hạnh phúc của người dùng. Các trang web YMYL thường tuân theo các tiêu chuẩn EAT vô cùng nghiêm ngặt, do chủ đề và ý nghĩa của nó có thể gây hại tới người dùng nếu thông tin đó bị xuyên tạc.
YMYL bao phủ rộng và liên quan đến rất nhiều website. Ngay cả việc chấp nhận thẻ tín dụng để mua hàng trực tuyến cũng khiến trang web của bạn trở thành YMYL. Nội dung trên các loại trang web này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người, nên nó cần được Google đánh giá rất cẩn thận.
Dưới đây là một số ví dụ về trang web YMYL mà Google đưa ra:
- Tin tức và sự kiện
- Công dân, chính phủ và luật pháp
- Tài chính
- Mua sắm
- Sức khỏe và an toàn
- Các nhóm người
- Và còn rất nhiều lĩnh vực khác có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của người dùng.
EAT có phải là yếu tố xếp hạng không?
EAT không phải là một yếu tố để xếp hạng. Nó không giống một số các yếu tố có thể đo lường cụ thể trong SEO như tốc độ load page, mật độ từ khóa, số lượng backlinks… EAT chỉ đơn giản là tiêu chí giúp cho Google hiểu thêm về bạn, về content và doanh nghiệp của bạn và đảm bảo rằng họ đang hiển thị cho người dùng của họ kết quả phù hợp, chính xác và đáng tin cậy.
Hãy chắc chắn rằng, ưu tiên hàng đầu của bạn là tạo ra content hướng tới người tiêu dùng.
Xem thêm: Backlink chất lượng là gì? 10 cách đánh giá và xây dựng backlink chất lượng
Làm thế nào để cải thiện EAT cho website?
Không phải mọi trang web đều cần phải chú tâm đến EAT, nhưng bạn cũng không thể coi nhẹ nó. Đối với các website YMYL thì EAT là một tiêu chí cực kỳ quan trọng không thể bỏ qua. Cải thiện EAT của trang web cũng chính là nâng cao tính chuyên môn, thẩm quyền và độ tin cậy của bạn trong mắt khách hàng.
Kết quả việc cải thiện EAT cho website sẽ không thể xuất hiện ngay lập tức. Nếu bạn thực sự muốn được coi là một chuyên gia trong lĩnh vực và gây dựng niềm tin với khách hàng, bạn cần rất nhiều thời gian.
Một số cách để bạn có thể cải thiện EAT cho website là:
- Được đề cập trên Wikipedia
- Nội dung của bạn được đưa vào Google Knowledge Graph
- Được các chuyên gia đáng tin cậy đề cập đến
- Nhận liên kết từ các trang web được đánh giá cao
- Xuất hiện trên các tờ báo uy tín hoặc trên các trang web nổi tiếng khác
- Có các bài đánh giá chất lượng cao
- Nhờ các chuyên gia trong lĩnh vực đó review bài viết của bạn
- Nâng cao chất lượng nội dung của bạn
- Nội dung không được thiên về bán hàng quá nhiều
- Có thể làm các dạng content đặc biệt như bài báo nghiên cứu
- Hoàn thiện thông tin về doanh nghiệp của bạn và các trang About us
- Hoàn thiện tiểu sử của doanh nghiệp
- Chỉnh sửa CTAs và UX của bạn, không được có dark pattern
- Sử dụng schema cho website
- Liên tục kiểm tra và cập nhật quảng cáo của bạn
Kết luận
Hy vọng với bài viết trên, bạn đã có thể hiểu EAT là gì và cách cải thiện EAT cho website của mình. Bạn nên cân nhắc thêm tiêu chí EAT vào kế hoạch SEO của mình để có thể xây dựng uy tín với Google cũng như tạo dựng niềm tin đối với khách hàng. Hãy bắt đầu cải thiện EAT cho website của bạn ngay từ hôm nay!
Nếu bạn đang cần tìm dịch vụ SEO uy tín để cải thiện EAT và thứ hạng thì hãy liên hệ ngay với TopOnSeek hoặc để lại thông tin để được tư vấn nhanh nhất nhé.
Nhận xét
Đăng nhận xét