Retail Search (tìm kiếm bán lẻ) là thuật ngữ quen thuộc với người làm kinh doanh. Trong thời đại 4.0, thị trường bán lẻ càng sôi động với nhiều hình thức và xu hướng tìm kiếm. Song nhiều người chưa hiểu hết về lĩnh vực này, dẫn tới chưa có chiến lược phù hợp để mang lại lợi nhuận. Dựa trên những yêu cầu được gửi về, ngay bây giờ Toponseek sẽ cung cấp cho bạn từ A-Z những kiến thức về Retail Search.
1. Retail Search là gì?
Retail hay bán lẻ là hoạt động mua sản phẩm từ các nhà sản xuất hoặc công ty bán lẻ lớn và bán lại cho người tiêu dùng. Nó là quá trình bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho khách hàng thông qua nhiều kênh phân phối. Theo đó, từ cửa hàng, một chuỗi cửa hàng, trang thương mại điện tử,… đều nhằm hướng đến lợi nhuận.
Retail Search (tìm kiếm bán lẻ) là tiếp thị tìm kiếm được kích hoạt nhằm thúc đẩy lượng truy cập đến sản phẩm. Nó là sự kết hợp giữa tối ưu hóa công cụ tìm kiếm và quảng cáo trả phí. Từ đó, sản phẩm của bạn được xuất hiện trên nền tảng trực tuyến.
2. Các xu hướng tìm kiếm trong ngành bán lẻ hiện nay
Trong thời đại công nghệ số, tìm kiếm bán lẻ giúp thúc đẩy chuyển đổi nhanh chóng. Nó tạo ra doanh số bán hàng trực tuyến và tiết kiệm nhiều chi phí khác. Do đó, trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, ngành bán lẻ đã không ngừng cập nhật để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
- Xu hướng mua sắm online
Bên cạnh mua sắm trực tiếp tại các cửa hàng, người tiêu dùng đang dần chuyển sang mua sắm online. Những người ở vùng nông thôn hay nhóm người 50-60 tuổi cũng dần thích nghi với hình thức này.
Ngành bán lẻ đã tạo ra nhiều chương trình để thu hút khách hàng khi kinh doanh online như: Tạo ra sự tiện lợi trong giao hàng, thanh toán. Dịch vụ, sản phẩm đa dạng, tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng. Tạo ra nhiều các chương trình khuyến mãi, ưu đãi khách hàng thân thiết. Tương tác online với người mua sắm nhiều hơn.
Đặc biệt xu hướng thanh toán khi nhận hàng (COD) ngày càng phổ biến. Bởi rủi ro khi mua hàng online cũng khá cao, khách hàng muốn kiểm tra trước khi nhận hàng.
Đó là lý do hàng ngàn đơn hàng của Shopee, Lazada,… được gửi đi khắp nơi dù ngày lễ hay ngày thường. Điều này đã tạo cho ngành bán lẻ có cơ hội mở rộng thị trường và giữ chân nhiều khách hàng.
- Xu hướng tìm kiếm mua hàng đa kênh
Trước sự gia tăng người dùng mạng xã hội, các ngành hàng cũng tìm cho mình những giải pháp tối ưu nhất. Facebook, Instagram, Zalo,… đều trở thành kênh bán hàng của cá nhân, doanh nghiệp. Ở đó, người tiêu dùng thoải mái xem xét, lựa chọn và phản hồi. Việc có feedback của người mua trước đã giúp nhiều doanh nghiệp mở rộng tệp khách hàng và bắt kịp xu hướng tìm kiếm. Dù vậy, doanh nghiệp cũng cần hiểu rõ hành vi, bối cảnh thị trường để tìm kiếm cơ hội phát triển tốt nhất.
>>> Tìm hiểu thêm: 10 chiến thuật xây dựng khách hàng tiềm năng hiệu quả nhất
3. Retail Search hoạt động thế nào?
Như bài viết đã đề cập ở trên, Retail Search là sự kết hợp giữa tối ưu hóa công cụ tìm kiếm và chạy quảng cáo Google. Do đó, bạn cần đảm bảo sản phẩm của mình hiển thị trên nền tảng trực tuyến. Giống như cách bạn làm trong cửa hàng thực, cửa hàng trực tuyến cũng cần được đầu tư.
Đầu tiên, bạn có thể cải thiện xếp hạng không phải trả tiền của sản phẩm. Bạn làm điều này bằng cách điều chỉnh tên và mô tả sản phẩm của mình để chúng khớp với từ khóa có liên quan. Điều này giúp tăng khả năng tìm kiếm sản phẩm. Mức độ điều chỉnh cần tùy thuộc vào nền tảng bán lẻ và thuật toán tối ưu hóa tìm kiếm. Bởi, một số yêu cầu nhiều quy trình hơn những nền tảng khác.
Bên cạnh đó, bạn cần lên nội dung phù hợp với các từ khóa. Khi sản phẩm của bạn hiển thị cao trong kết quả tìm kiếm, khách hàng sẽ tiếp xúc sản phẩm của bạn nhanh hơn.
Xếp hạng không phải trả tiền đóng một phần quan trọng trong hiệu suất tìm kiếm bán lẻ của sản phẩm. Song, để đảm bảo sản phẩm của bạn hiển thị trên nền tảng eRetailer, bạn cần đầu tư vào tìm kiếm bán lẻ có trả tiền như quảng cáo, biểu ngữ,… Tìm kiếm bán lẻ có trả tiền cải thiện khả năng hiển thị sản phẩm của bạn ở những nơi quan trọng. Chúng ảnh hưởng tới người mua hàng nhanh hơn xếp hạng thông thường.
Các sản phẩm hiển thị cao hơn trong kết quả tìm kiếm có xu hướng bán được nhiều hàng hơn. Sau đó, các sản phẩm bán được nhiều hơn có xu hướng hiển thị cao hơn trong kết quả tìm kiếm. Động lực để bạn đầu tư là đây. Bạn càng đầu tư vào hiệu suất tìm kiếm bán lẻ sản phẩm, bạn càng được hưởng lợi nhiều hơn. Đây chính là ‘hiệu ứng bánh đà’.
4. Cách lên chiến lược SEO bán lẻ tốt nhất hiện nay
Để bán được nhiều hàng qua hình thức bán lẻ trực tuyến, bạn nên xây dựng web và làm chủ công cụ SEO. Đây là một kênh thu hút khách hàng bền vững và không ngừng tăng trưởng. Để sản phẩm SEO web hiệu quả, bạn cần:
Tập trung vào hình ảnh sản phẩm
Doanh nghiệp cần làm đầu tư cho chất lượng hình ảnh để chuyên nghiệp và không đụng hàng. Lưu ý, bạn nên tối ưu thẻ ALT, title ảnh và caption của ảnh.
Làm video cho sản phẩm bán lẻ
Sản phẩm nghe, nhìn luôn sinh động và lôi cuốn hơn bao giờ hết. Theo đó, video Youtube cũng là một kênh vô cùng tiềm năng. Không chỉ có hơn 2 tỷ người dùng, Youtube còn là kênh tìm kiếm lớn thứ hai chỉ sau Google. Do đó, nó là kênh quảng cáo cần thiết để khách hàng biết đến sản phẩm của bạn.
Đầu tư vào các bài review sản phẩm
Mới đây, Google đã cập nhật thuật toán cốt lõi 2022. Theo đó, thuật toán ưu tiên xếp hạng các bài viết đánh giá sản phẩm chất lượng. Việc cung cấp thông tin hữu ích cho khách hàng dựa trên trải nghiệm thực tế sẽ giúp bài viết của bạn vừa có thể lên top, vừa tăng doanh thu cho sản phẩm. Bạn có thể sử dụng những bài review này để điều hướng khách hàng đến trang sản phẩm tương ứng.
SEO các từ khóa dài
Theo nghiên cứu của Toponseek, từ khóa dài có tỷ lệ chuyển đổi cao gấp 2,5 lần từ khóa ngắn. Bởi, các từ khóa này có độ cạnh tranh thấp và dễ SEO hơn.
Đặc biệt, các ngành bán lẻ như điện thoại, đồ gia dụng,… những từ khóa ngắn chỉ phục vụ mục đích tìm hiểu thông tin của người dùng. Ngược lại, những từ khóa dài mới thật sự có thể biến traffic thành ‘sale’.
>>> Tìm hiểu thêm: 4 xu hướng SEO nổi bật của các doanh nghiệp
Tận dụng Google My Business để tìm kiếm bán lẻ
Google My Business sẽ giúp doanh nghiệp của bạn xuất hiện trên:
- Thanh thông tin doanh nghiệp (Google Knowledge panel)
- Mục địa chỉ gần bạn nhất (Google Local Pack)
- Google Map
Việc xuất hiện trên Google Local Pack là một lợi thế rất lớn. Doanh nghiệp của bạn sẽ chiếm ưu thế bởi các sàn thương mại điện tử đa số không thể xuất hiện ở đây. Google sẽ dựa theo vị trí địa lý gần nhất của bạn để đề xuất cửa hàng gần nhất. Vậy nên, các doanh nghiệp lớn, nhỏ đều sẽ có cơ hội ngang nhau trong việc này.
5. 5 công cụ tìm kiếm bán lẻ tốt nhất
Dựa trên trải nghiệm thực tế trong quá trình làm SEO và phát triển website cho nhiều doanh nghiệp, Toponseek mách bạn những công cụ hữu ích sau:
Retail Search với Google Search
Đây là công cụ nghiên cứu thị trường thuận tiện, đơn giản nhất trong khảo sát thị trường. Qua công cụ tìm kiếm, bạn có thể thấy các trang web có liên quan đến từ khóa của bạn. Từ đó, bạn có thể xác lập được đối thủ cạnh tranh với mình trên thị trường online.
Google Trend
Trends cho phép người dùng thống kê về việc tìm kiếm của một hoặc nhiều từ khóa. Số liệu sẽ được thu thập dưới dạng biểu đồ thời gian. Qua đó, bạn sẽ biết khi nào mức độ quan tâm của một từ khóa tăng cao hoặc xuống thấp.
Google Insight for search
Đây là công cụ nghiên cứu thị trường tìm kiếm. Nó giúp các nhà quảng cáo trực tuyến hiểu được thói quen của người tìm kiếm. Với công cụ này, bạn có thể thay đổi cách tiếp cận khách hàng tùy thuộc từng hoàn cảnh.
Google Keywords Tool
Công cụ này cho phép người dùng biết được nhiều thông tin về hành vi của khách hàng mục tiêu. Từ đó, bạn có thể xây dựng chiến lược quảng cáo hiệu quả.
Retail Search với Google Shopping
Google Shopping là cho phép người tiêu dùng tìm kiếm, so sánh và mua sắm các sản phẩm online. Đây còn được gọi là công cụ mua sắm so sánh (CSE). Kết quả sản phẩm sẽ hiển thị dưới dạng hình ảnh thu nhỏ, hiển thị giá và nhà bán lẻ của từng sản phẩm.
>>> Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách tạo tài khoản và lên chiến dịch quảng cáo bằng Google Shopping
Trên đây là chi tiết các kiến thức liên quan đến Retail Search cũng như cách thức và xu hướng tìm kiếm bán lẻ hiện nay. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho kế hoạch sắp tới của bạn. Nếu bạn cần tư vấn cách SEO web hiệu quả cho sản phẩm, Toponseek luôn sẵn sàng giải đáp nhanh nhất cho bạn!
Xem thêm cách phân tích thị trường tại bài viết Phân Tích Swot Là Gì? Làm Thế Nào Để Xây Dựng Ma Trận SWOT Hiệu Quả
Nhận xét
Đăng nhận xét