Publisher là gì và cách để trở thành Publisher chuyên nghiệp

Rate this post

1. Publisher là gì?

Publisher là một phần của Affiliate Marketing. Trong đó những cá nhân hoặc tổ chức sẽ nhận quảng bá, tiếp thị sản phẩm từ nhà quảng cáo (Advertiser) đến người tiêu dùng. 

Thông thường, các Publishers phải có một đường link tiếp thị riêng. Từ những click vào sản phẩm được đăng tải trên các trang mạng xã hội, website và blog, các Publishers đang gián tiếp chuyển đổi lượng người truy cập thành khách hàng tiềm năng cho nhà quảng cáo. Do đó, trên mỗi sản phẩm bán được qua link tiếp thị, các Publishers sẽ được nhận hoa hồng.

Publisher là gì?

2. Các loại hình Publisher phổ biến

Pay Per Click (PPC)

Đây là những Publishers được các đối tác trả tiền để mua những lượt click vào trang web bán hàng. Mặt trái của hình thức này là những click ảo do bot tạo ra. Điều này dẫn đến lượng truy cập web không chất lượng.

Publisher Social Media

Đây là những người có độ uy tín nhất định trên mạng xã hội. Họ thường sử dụng tài khoản cá nhân như Facebook, Zalo, Instagram để tạo nội dung thu hút người mua hàng.

Publisher chuyên về phiếu giảm giá

Đây là những người chia sẻ các mã giảm giá, dễ thấy nhất trong những dịp Shopee, Lazada, Tiki,… sale. Họ thu hút người mua hàng thông qua các khuyến mãi giảm giá từ các hot deal. 

Publisher sử dụng người nổi tiếng

KOL, Influencer là những người thường được các nhà quảng cáo ‘chọn mặt gửi vàng’. Họ đã có sẵn độ viral và biết cách đăng bài Fanpage đạt hiệu quả cao. Do đó sản phẩm dễ tiếp cận khách hàng và mang lại doanh thu lớn.

Publisher tự tạo nội dung

Đây thường là những người sở hữu một lượng truy cập tự nhiên như Blogger, Vlogger, Youtuber. Thông qua kênh của họ, nhà quảng cáo có được một lượng khách hàng tiếp cận sản phẩm.

Publisher sử dụng trang web so sánh

Như một trung tâm mua sắm lớn, loại hình Publisher này thường tạo ra web và so sánh giá của các sản phẩm. Họ hiển thị kết quả dựa trên tìm kiếm của khách hàng và liên kết trực tiếp với trang web người bán. Đây là là một cách thức hiệu quả, đánh thẳng vào insight khách hàng. 

Các loại hình Publisher phổ biến

3. Cách kiếm tiền từ Publisher

Như trong bài viết đã đề cập từ đầu, phương thức kiếm tiền của Publisher phổ biến nhất là hoa hồng trên từng đơn hàng. Ngoài ra, các Publishers còn có thể kiếm tiền bằng cách:

  • Theo click: người dùng click vào quảng cáo
  • Theo hành động: ví dụ như hoàn thành nhiệm vụ hoặc khảo sát
  • Theo lượt cài đặt: các ứng dụng mobile rất thịnh hành hình thức này
  • Theo lượt hiển thị: cách các nhà quảng cáo truyền thống trả tiền theo số lần quảng cáo hiển thị.
Cách kiếm tiền từ Publisher

4. Cách để trở thành Publisher chuyên nghiệp

Sau khi hiểu được Publisher là gì, có các loại hình Publisher nào, bạn cần xác định hướng đi cho mình. Nếu muốn trở thành một Publisher chuyên nghiệp, bạn cần có định hướng rõ ràng. Toponseek sẽ chia sẻ cho bạn những bước cần có để trở thành một Publisher như bạn mong muốn.

Xác định rõ sản phẩm

Bạn cần hiểu rõ sản phẩm đó là gì và ưu, nhược điểm của nó như thế nào. Từ đó, bạn có thể làm nổi bật thế mạnh của sản phẩm đến người tiêu dùng. 

Bên cạnh đó, một Publisher chuyên nghiệp cần tìm hiểu đối tượng khách hàng mục tiêu nhằm quảng cáo đúng đối tượng. Nắm được điều trên, bạn sẽ tạo ra được chiến dịch quảng cáo hiệu quả.

Xác định kênh quảng cáo sản phẩm

Bạn có thể tạo kênh miễn phí bằng cách tạo blog, youtube, các trang mạng xã hội… Các kênh trả phí có thể kể đến như google ads, facebook ads, zalo ads,… Dù mất phí hay miễn phí, bạn đều cần lựa chọn kênh quảng cáo phù hợp với đối tượng khách hàng và hiểu biết của bạn. 

Mục tiêu của công đoạn này là xây dựng một kênh quảng cáo sản phẩm uy tín. Để đầu tư lâu dài, bạn nên thử xây dựng Website chuẩn SEO. Đây là phương tiện cực kỳ tiện lợi, giúp Publisher tiết kiệm thời gian, xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số. Bạn có thể tự học cách làm web cũng như cách viết bài chuẩn SEO. Dù vậy, điều này sẽ mất khá nhiều thời gian cho người mới tìm hiểu. Do đó, nếu cần bất cứ hỗ trợ nào, dịch vụ SEO toàn diện cho website của Toponseek luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn.

Xây dựng nội dung

Sau khi đã có kênh bán hàng, bạn cần xây dựng nội dung để thu hút khách. ‘Content is King’, vì vậy các bài viết cần được đầu tư về chất lượng, chạm đúng ‘nỗi đau’ của khách hàng. Bằng cách đặt mình vào vị trí của khách hàng, bạn sẽ biết được người mua hàng cần và muốn đọc về nội dung gì. Từ đó, hãy khéo léo đưa ra những lý do thuyết phục họ lựa chọn sản phẩm bạn tiếp thị.

Khi bạn đã nắm vững các bước trên và kiên trì với mục tiêu đề ra, việc trở thành một Publisher chuyên nghiệp là điều không xa.

>> Tìm hiểu thêm: https://www.toponseek.com/blogs/content-la-gi-cach-viet-content-thu-hut-nhat-cho-nguoi-moi/

Cách để trở thành Publisher chuyên nghiệp

5. Sự khác biệt của Publisher, Advertiser và KOL

Advertiser là ai?

Advertisers là những công ty sở hữu sản phẩm cần được quảng cáo, tiếp thị. Sản phẩm của họ có thể tồn tại ở dạng có thể bán được hoặc có thể là yêu cầu một hành động như đăng ký tài khoản, để lại thông tin liên lạc, cài đặt ứng dụng.

Advertisers cần đến Publishers chuyên nghiệp. Họ là những người có thể quảng cáo và bán được hàng cho Advertiser. Tuy nhiên, đôi khi những Advertisers sẽ đặt ra một số quy tắc cho Publisher về việc quảng cáo sản phẩm của họ để đạt được hiệu quả nhất định.

KOL là ai?

KOL là viết tắt của cụm từ Key Opinion Leader, nghĩa là người tư vấn quan điểm chính. Những người này có chuyên môn về một lĩnh vực nào đó và có sức ảnh hưởng tới đông đảo mọi người. Họ là những nghệ sĩ, người mẫu, ca sĩ… và thường chia sẻ những khía cạnh liên quan đến lĩnh vực mà họ có chuyên môn. 

Như bài viết đã đề cập ở trên, Publishers là những cá nhân hoặc công ty chịu trách nhiệm đưa sản phẩm của Advertiser (nhà quảng cáo) tới Customer (khách hàng). Nếu so sánh Publisher và KOL, nhìn chung KOL có yêu cầu chặt chẽ hơn. Do đó, tiền hoa hồng của KOL cao hơn Publisher. Ngoài ra, KOL có cơ hội hợp tác với các nhãn hàng và nhận khuyến mãi lớn từ nhãn hàng đó. Dù vậy, cả Publisher và KOL đều nhận được sự hỗ trợ 1:1 từ nhãn hàng để nâng cao chất lượng sản phẩm. 

Trên đây là những chia sẻ về Publisher là gì và cách để trở thành một Publisher chuyện nghiệp. Hy vọng sau bài viết này, bạn có thể định hình các bước cần làm của một Publisher. Lưu ý, một trang web uy tín luôn thu hút các nhãn hàng và người tiêu dùng. Vì vậy, nếu bạn muốn tìm hiểu về cách tạo web và viết bài chuẩn SEO, Toponseek luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Nhận xét