Khi bạn hiểu và cung cấp thông tin có giá trị mà khách hàng cần, bạn đã trở thành một copywriting rất xuất sắc. Nếu bạn không biết đến chiến lược này, khách hàng sẽ không lựa chọn bạn dù nội dung của bạn cố đặc sắc đến đâu. Vậy chính xác copywriting là gì? Làm thế nào để trở thành một copywriter “chính hiệu”. Hãy cùng TOS tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.
Copywriting là gì?
Copywriting là hành động soạn thảo các văn bản với mục đích quảng cáo hoặc mục đích khác trong Marketing (content marketing). Nội dung của các văn bản hướng đến chính là cung cấp thông tin và điều hướng người dùng chuyển đổi hành động mua hàng, tải ứng dụng, đăng ký nhận tin… hoặc là gia tăng mức độ nhận biết thương hiệu.
Copywriting = Copy + Writing, tức là văn bản quảng cáo, truyền thông.
Copywriter là gì?
Với khái niệm của copywriting nêu trên, copywriter là người hành nghề copywriting. Hay nói cách khác, copywriting là những hoạt động của một copywriter.
Lịch sử ra đời của Copywriting là gì?
Kể từ thời Babylon, copywriting được cho là đã tồn tại trên khắp thế giới (những năm 1470). Ấn phẩm copywriting đầu tiên, với mục tiêu quảng bá kinh thánh, được xuất bản vào năm 1477. Trong thời gian này, copywriter đã thực hiện các sản phẩm quảng cáo trên các tờ giấy lớn bằng cách sử dụng bút lông để thể hiện các họa tiết và hình vẽ. Bởi vì copywriter thời đó thiếu các công cụ và công nghệ cần thiết để sản xuất một số lượng lớn các ấn phẩm, công việc này rất khó khăn và tốn nhiều thời gian. Để đẩy nhanh quá trình này, kích thước của các ấn phẩm đã được giảm bớt nhiều năm sau đó. Các ấn phẩm nhỏ hơn bắt đầu xuất hiện vào thời điểm đó, và chúng ngày càng phổ biến theo thời gian.
Khi công nghệ in hàng loạt được phát minh vào đầu những năm 1600, thế giới đã chứng kiến những tờ báo được in với số lượng lớn và bày bán trên đường phố. Tờ báo tiếng Anh đầu tiên (Oxford Gazette) được xuất bản 60 năm sau, tức là vào năm 1660. Đây là một tờ báo khổ lớn với nhiều không gian quảng cáo. Sự kiện này đại diện cho một bước ngoặt trong sự phát triển của copywriting, vì copywriter hiện có thể tiếp cận một số lượng lớn các cá nhân trong một khoảng thời gian ngắn và với ít công việc hơn trước đây.
Giai đoạn 1837-1919 chứng kiến sự tiến bộ lớn tiếp theo trong nghề viết quảng cáo. Trước đây, tất cả các copywriter đều phải làm việc cho một công ty, nhưng ngày nay copywriter tự do đã ra mắt các tác phẩm của mình. Cha đẻ của copywriting tự do được cho là John Emory Powers. Anh ấy đã từng làm việc cho một số nhà bán lẻ (Lord & Taylor, Wanamaker). Những địa điểm này đã thuê Emory để sản xuất các bài báo hàng tuần trên các tờ báo lớn và nhỏ, họ thấy được tầm quan trọng của tài liệu quảng cáo và tài năng viết lách tuyệt vời của anh ấy. Doanh thu của những cửa hàng này đã tăng lên đáng kể nhờ vào các quảng cáo của anh ấy.
Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia trên thế giới không nhận ra tầm quan trọng của copywriting cho đến năm 1800. Với sự ra đời của Internet, những năm 1960 báo trước sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới trong copywriting: digital copywriting. Sự tiện lợi, tốc độ và sức hấp dẫn của tài liệu kỹ thuật số đã thu hút một số lượng lớn người viết quảng cáo tạo ra các mục quảng cáo trên Internet như email quảng cáo, bài báo, biểu ngữ và video. Số lượng copywriter kỹ thuật số đang tăng đều đặn cùng với sự phát triển của Internet. Với sự tiến bộ của SEO, sức cạnh tranh của thị trường ngày càng gay gắt. Copywriter giờ phải chú trọng nhiều hơn đến giá trị và nội dung. Sự quan tâm của người đọc đối với những gì người viết quảng cáo muốn nói hoặc thực hiện các hoạt động mà người viết quảng cáo muốn ủng hộ hoàn toàn được xác định bởi giá trị của nội dung.
Sản phẩm của ngành Copywriting là gì?
Các sản phẩm của ngành copywriting rất đa dạng, nó có thể là các bài viết trên báo, tạp chí, email, website, mạng xã hội, tờ rơi… Chỉ cần đó là văn bản quảng cáo, chúng đều là sản phẩm của hoạt động copywriting.
Những công thức Copywriting hiệu quả và phổ biến
- Công thức FAB: viết tắt của Features – Advantages – Benefits
- Công thức BAB: viết tắt của Before – After – Bridge
- Công thức PAS: viết tắt của Problem – Agitate – Solve
- Công thức 4C: viết tắt của Clear – Concise – Compelling – Credible
- Công thức 4U: viết tắt của Useful – Urgent – Unique – Ultra-specific
- Công thức AIDA: viết tắt của Attention – Interest – Desire – Action
- Công thức A FOREST: viết tắt của Alliteration – Facts – Opinions – Repetition – Examples – Statistics – Threes
- Công thức PPPP: viết tắt của Picture – Promise – Prove – Push
- Công thức SSS: viết tắt của Star – Story- Solution
- Công thức SSH: viết tắt của Star – String – Hook
- Công thức ACCA: viết tắt của Awareness – Comprehension – Conviction – Action
- Công thức 1 – 2 – 3 – 4
- Mô hình 6 + 1
- Công thức của cá nhân bạn
Mẹo trong Copywriting biến khách lạ thành khách quen
1. Nghiên cứu, tìm hiểu thông tin chi tiết về chủ đề dự định sẽ viết.
2. Thêm vào bài viết sự cá tính, độc đáo và tính cách của thương hiệu.
3. Đặt tiêu đề ấn tượng, gây tò mò và hứng thú cho người đọc.
- Các thẻ tiêu đề mô tả đúng nội dung của đoạn.
- Thẻ tiêu đề cung cấp thông tin hữu ích cho người đọc.
- Sử dụng các tính từ mang tính kích thích như nhất, siêu rẻ, cực dễ…
- Sử dụng hình ảnh sống động.
4. Thông điệp rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu.
5. Cung cấp thông tin người dùng muốn.
6. Viết văn dạng kể chuyện để thu hút người đọc (storytelling).
7. Viết văn dựa trên lập trường của khách hàng.
8. Sử dụng ví dụ cụ thể để người đọc dễ hình dung.
9. Nhấn mạnh lợi ích, sự khác biệt của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh.
10. Cá nhân hóa nội dung.
11. Tổ chức nội dung công thức để tránh đi lạc hướng.
Có thể bạn quan tâm: Công cụ SEO
Những công việc thuộc lĩnh vực Copywriting là gì?
1. Sale Letter Copywriter
Hình thức làm việc của copywriting đầu tiên xuất hiện trong lĩnh vực tiếp thị là Sale Letter Copywriter. Người viết với tư cách này sẽ viết thư chào bán sản phẩm. Đặc biệt, tài liệu phải mang lại sự liên kết, ngắn gọn và ý nghĩa rõ ràng. Sale Letter Copywriter có thể hỗ trợ các tổ chức truyền tải nội dung đến những khách hàng quan tâm đến sản phẩm cũng như giữ chân họ mà không tốn quá nhiều thời gian của họ.
2. Create/ Advertising Copywriter
Create/ Advertising Copywriter là người tạo ra văn bản thu hút trực tiếp cảm xúc của người đọc. Do đó, nội dung phải ngắn gọn nhất có thể, ngay cả khi nó chỉ có một vài từ, để đảm bảo đáp ứng các tiêu chí bắt buộc. Tuy nhiên, để “chạm” vào tâm lý người mua, người viết phải sáng tạo, có phong cách riêng biệt, nổi bật.
3. Digital Copywriter
Nhiệm vụ của Digital Copywriter là sử dụng các từ phù hợp và phát triển tài liệu khuyến khích người đọc sử dụng các công cụ kỹ thuật số. Đây là một vai trò quan trọng quyết định hiệu quả của một chiến lược tiếp thị trực tuyến. Người viết quảng cáo kỹ thuật số sẽ giúp nâng cao tỷ lệ chuyển đổi cho tất cả các giai đoạn của chiến dịch tiếp thị bằng cách tạo ra nội dung hấp dẫn và tận dụng các CTA.
4. Technical Copywriter
Technical Copywriter là những chuyên gia có kiến thức chuyên sâu về một hoặc nhiều chủ đề. Bởi vì các sản phẩm công nghệ đòi hỏi trình độ chuyên môn cao để đánh giá và khám phá nhiều khía cạnh của một vấn đề. Do đó, bài viết sáng tạo của các Technical Copywriter sẽ có một mức độ tin cậy và tác động nhất định với nhiều độc giả.
5. SEO Copywriter
Copywriter SEO là những cá nhân tập trung vào các chiến thuật SEO như tần suất từ khóa, vị trí từ khóa, v.v. Công việc này không chỉ đòi hỏi khả năng viết nội dung hấp dẫn và có giá trị mà còn cả kỹ năng công nghệ. khả năng của người viết trong việc lựa chọn từ khóa, liên kết và các yếu tố khác một cách linh hoạt Sau đó, bạn có thể đẩy thứ hạng của bài viết lên đầu các công cụ tìm kiếm, giúp khách hàng tìm thấy mọi thứ dễ dàng hơn.
6. Inhouse Copywriter
Inhouse Copywriter được xem như “đại diện” phát ngôn của thương hiệu. Tất cả những gì Inhouse Copywriter thực hiện đều nhằm mục đích đưa thương hiệu của sản phẩm đến tay khách hàng một cách hiệu quả thông qua các quảng cáo và quan hệ công chúng ấn tượng và chuyên nghiệp.
7. Publisher/ Content Copywriter
Publisher/ Content Copywriter là một vị trí đòi hỏi nỗ lực đáng kể và chịu trách nhiệm tạo ra nội dung và giữ chân độc giả nhất quán cho doanh nghiệp thông qua các bài viết chất lượng cao thể hiện chính xác những gì khách hàng yêu cầu.
Lộ trình học Copywriting cho người mới bắt đầu
Để chinh phục nghề Copywriting, bạn sẽ phải đi theo một hành trình dài chứ không phải “ngày một ngày hai”. Lộ trình để có thể gia nhập ngành như sau:
Bắt đầu với công việc viết lách như một Content Writer
Hai kỹ năng cực kỳ quan trọng đối với một Copywriter “chính hiệu” là viết và lên ý tưởng. Viết content thì ai cũng viết được, nhưng làm thế nào để truyền tải thông tin hiệu quả, thu hút người đọc, câu chữ “mượt mà” mới là điều quan trọng. Content writer sẽ là bước đầu tiên để bạn đến với nghề Copywriter. Khi được làm việc và tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng, sếp, kỹ năng viết và tư duy của bạn sẽ không ngừng nâng cao qua thời gian.
Bước tiếp theo chính là Digital Content Writer
Trong thời địa số hóa, nếu bạn không tiếp cận được các công cụ kỹ thuật số thì dù bài viết có hay cũng không có tác dụng. Khi là Digital Content Writer, bạn phải bắt tay vào việc xây dựng nội dung ở các dạng mới như bài đăng mạng xã hội, email marketing, content chạy ads… Lúc này, nội dung có phần sẽ ngắn hơn nhưng đòi hỏi câu từ ngắn gọn súc tích, có thể “đi vào lòng” người đọc nhanh nhất có thể thì bài viết của bạn mới tiếp cận được khách hàng.
Bước chuyển cuối cùng để trở thành Copywriter
Khi bạn đã thành thạo và thành công trải qua 2 bước phía trước, bạn đã có thể “up level” của mình lên thành Copywriter. Với vị trí này, công việc của bạn sẽ tập trung nhiều hơn vào việc sáng tạo và lên ý tưởng.
Những hiểu lầm phổ biến về công việc Copywriting là gì?
- Những người có khả năng viết văn hay sẽ trở thành Copywriter giỏi.
- Khi bạn viết nhiều, bạn sẽ viết hay.
- Muốn “hành nghề” Copywriting chuyên nghiệp, bạn cần phải có bằng cấp.
- Copywriting chỉ là công việc viết bài để phục vụ cho tối ưu từ khóa SEO website.
- Copywriting và Content Writing giống nhau.
- Kỹ năng quan trọng nhất khi “hành nghề” Copywriting là kỹ năng viết.
- Làm Copywriting không cần quan tâm đến tính chân thực, chỉ cần đạt hiệu quả cao là được.
Trên đây là tổng hợp những thông tin về khái niệm copywriting là gì và thủ thuật dành cho người mới. Hy vọng, bài viết TOS chia sẻ có ích cho bạn đọc. Nếu bạn muốn cập nhật thêm tin tức về SEO, hãy theo dõi website của TopOnSeek thường xuyên nhé.
Có thể bạn quan tâm: Backlinks, Phân Tích SWOT Là Gì? Mô Hình SWOT Dùng Phân Tích Doanh Nghiệp
- Cần lưu ý điều gì khi viết bài của một người “hành nghề” Copywriting?
Trong bài viết, mặc dù bạn đang cố quảng cáo sản phẩm của mình như đừng làm một cách lộ liễu. Hãy viết như đang trò chuyện, tâm sự và thấu hiểu khách hàng. Đặc biệt, hãy tránh những câu văn dài, sáo rỗng, không mang lại giá trị cho người đọc.
- Một số công thức sử dụng phổ biến trong Copywriting?
Công thức FAB: viết tắt của Features – Advantages – Benefits
Công thức BAB: viết tắt của Before – After – Bridge
Công thức PAS: viết tắt của Problem – Agitate – Solve
Công thức 4C: viết tắt của Clear – Concise – Compelling – Credible
Công thức 4U: viết tắt của Useful – Urgent – Unique – Ultra-specific
Công thức AIDA: viết tắt của Attention – Interest – Desire – Action
Nhận xét
Đăng nhận xét