Việc xác định thị trường mục tiêu (Target Market) là cực kỳ quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp hiện nay trong bối cảnh kinh tế cạnh tranh. Bởi vì không ai có thể sản xuất ra sản phẩm/dịch vụ có khả năng thu hút tất cả mọi người. Vậy Target Market hay thị trường mục tiêu là gì? Cùng TOS tìm hiểu khái niệm, tầm quan trọng và cách xác định thị trường mục tiêu qua bài viết sau đây nhé.
Khái niệm Target Market
Target Market hay thị trường mục tiêu là phần thị trường gồm những người tiêu dùng hoặc tổ chức có nhiều khả năng sử dụng hoặc mua hàng hóa và dịch vụ của công ty.
Doanh nghiệp sẽ có động lực thúc đẩy các sáng kiến tiếp thị theo mong muốn của khách hàng tiềm năng. Điều này có thể thu hút họ và thỏa mãn nhu cầu trở thành người tiêu dùng đáng tin cậy và tận tâm. Một kế hoạch marketing ưu tiên khách hàng tiềm năng hiệu quả và tiết kiệm hơn đáng kể so với một chiến lược chung cho tất cả mọi người.
Có thể bạn quan tâm: Cách viết content
Tầm quan trọng của việc xác định Target Market
Nhiều người trong chúng ta thường tin rằng mọi người sẽ đánh giá cao một sản phẩm đẹp, chất lượng cao. Nhưng thực tế thì, cho dù sản phẩm có tuyệt vời đến đâu, chỉ một nhóm khách hàng cụ thể mới có thể được hưởng lợi từ sản phẩm đó.
Vì vậy, doanh nghiệp nên tập trung tất cả các nguồn lực của mình vào thị trường mục tiêu thay vì lãng phí thời gian và tiền bạc vào một nhóm người tiêu dùng chung chung. Tại vì:
1. Target Market giúp doanh nghiệp hoàn thiện sản phẩm
Để đáp ứng tốt hơn mong đợi của khách hàng, các nhà sản xuất luôn tìm cách cải tiến hàng hóa và dịch vụ của mình.
Bạn có thể xác định nhu cầu cụ thể và tương lai của khách hàng khi thị trường mục tiêu đã được xác định kỹ lưỡng. Do đó, sản phẩm sẽ tiếp tục phát triển và cải tiến miễn là các nhà sản xuất phát triển sản phẩm của họ theo cách đó để đáp ứng mong muốn của người tiêu dùng.
Có thể bạn quan tâm: Công cụ SEO
2. Target Market giúp doanh nghiệp làm hài lòng khách hàng tốt hơn
Doanh nghiệp có thể đáp ứng kỳ vọng của khách hàng và đạt được kết quả khả thi khi Target Market đúng. Các giao dịch sẽ mang về rất nhiều lợi nhuận từ việc này.
- Trước tiên, hãy cố gắng hết sức để ngăn chặn sự kỳ vọng quá lớn của khách hàng đối với sản phẩm.
- Thứ hai, công ty cũng có một lượng khách hàng trung thành. Đối với các tập đoàn, đây là một mục tiêu quan trọng.
3. Target Market giúp hoạt động marketing diễn ra tốt hơn
Quảng cáo được thực hiện đơn giản hơn đáng kể bởi thực tế là các tổ chức có hiểu biết vững chắc về thị trường mục tiêu và khách hàng mục tiêu của họ. Khám phá các đặc điểm của thị trường mục tiêu, tức là hiểu được hành vi của người tiêu dùng:
- Bạn có hiểu những gì họ đang tìm kiếm?
- Họ là loại người tiêu dùng nào?
- Họ đang quan tâm đến điều gì?
- Điều gì, quan trọng hơn, là động lực chính đằng sau sự lựa chọn mua hàng của họ?
Bạn hoàn toàn có thể xây dựng một thông điệp quảng cáo phù hợp và để lại tác động đến thị trường bằng cách sử dụng kết quả tìm kiếm và nghiên cứu. Thị trường mục tiêu là rất quan trọng. Nó sẽ quyết định công ty thành công hay thất bại.
Có thể bạn quan tâm: Phân Tích Swot Là Gì? Làm Thế Nào Để Xây Dựng Ma Trận SWOT Hiệu Quả
Cách xác định Target Market cho doanh nghiệp
Bước 1: Xem xét lại những khách hàng hiện tại của doanh nghiệp
- Nhóm khách hàng hiện tại bao gồm những phân khúc nào? Và lý do họ mua sản phẩm của doanh nghiệp là gì?
- Phân tích đặc điểm, mối quan tâm chung của họ và xác định nhóm khách hàng mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nhất.
- Sau đó rút ra được những đặc điểm, nhu cầu chung của khách hàng mục tiêu khác tương tự nhóm khách hàng hiện tại.
Xem thêm: Internet Marketing
Bước 2: Phân tích tình hình của các đối thủ cạnh tranh
- Xác định đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp, tiềm năng
- Khách hàng của họ là những ai?
- Doanh nghiệp của bạn có thể lựa chọn thị trường ngách – nơi mà đối thủ cạnh tranh đã bỏ sót.
Bước 3: Phân tích sản phẩm của doanh nghiệp
- Tính năng của sản phẩm/dịch vụ bạn đang kinh doanh.
- Lợi ích độc đáo mà chúng mang lại cho khách hàng.
- Từ đó, tiến hành mô tả, phác họa chân dung khách hàng có những nhu cầu mà sản phẩm/dịch vụ của bạn có thể đáp ứng.
Bài viết cùng chủ đề: Copywriting
Bước 4: Lựa chọn các tiêu chí nhân khẩu học của khách hàng
Không chỉ cần quan tâm đến những người có nhu cầu mua và sử dụng sản phẩm/dịch vụ đó, bạn còn cần để ý cả những người có khả năng mua. Một số tiêu chí phân loại nhân khẩu học bạn có thể tham khảo dưới đây:
- Độ tuổi
- Vị trí địa lý
- Giới tính
- Thu nhập hàng tháng
- Trình độ học vấn
- Hôn nhân
- Nghề nghiệp
- Dân tộc
Bước 5: Lựa chọn các yếu tố tâm lý học của khách hàng
Một số tiêu chí phân loại tâm lý học bạn có thể tham khảo dưới đây:
- Tính cách, thái độ
- Sở thích, hành vi
- Lối sống, phong cách sống
Từ đó, bạn có thể xác định được sản phẩm/dịch vụ của bạn có phù hợp với lối sống của khách hàng hay không.
- Thời điểm họ sẽ cần đến sản phẩm.
- Những tính năng độc đáo (USP) đối với khách hàng.
- Hành vi tiếp nhận truyền thông của họ.
Bước 6: Đánh giá lại các quyết định
Để đánh giá quyết định của bản thân về Target Market, bạn có thể tham khảo một số yếu tố sau:
- Có đủ số lượng khách hàng phù hợp những tiêu chí trên.
- Khách hàng có thật sự cần đến sản phẩm/dịch vụ.
- Cách khách hàng đưa ra quyết định mua hàng, họ bị ảnh hưởng bởi truyền thông của doanh nghiệp như thế nào?
- Nhóm khách hàng mục tiêu có khả năng tài chính để mua sản phẩm/dịch vụ
Ngoài ra, khi lựa chọn thị trường mục tiêu (Target Market), bạn có thể lựa chọn nhiều phân khúc thích hợp. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc cách tiếp cận truyền thông giữa các phân khác khác nhau của doanh nghiệp.
Xem thêm: TikTok Marketing
Ví dụ về Target Marketing của các doanh nghiệp
Một ví dụ cực kỳ điển hình chính là McDonald’s – chuỗi thức ăn nhanh dẫn đầu về doanh số tại Mỹ (theo tạp chí QSR – 2017). Cụ thể, sản phẩm của họ hướng đến đối tượng khách hàng là trẻ em, thanh thiếu niên sống ở thành thị bằng phương pháp sau;
- Tạo ra khu vui chơi ngay trong các nhà hàng của McDonald’s
- Cung cấp dịch vụ tổ chức tiệc, thẻ Arch
- Tổ chức các chương trình khuyến mãi
- Tổ chức các chiến dịch quảng cáo hiệu quả
Nhờ vậy, vào năm 2015, McDonald’s chiếm đến 17% thị phần thức ăn nhanh ở Mỹ. Tuy nhiên, năm 2016, thế hệ millennials bùng nổ về số lượng, họ chiếm đại đa số người lao động ở Mỹ. Lúc này, doanh thu của McDonald’s có dấu hiệu bắt đầu giảm dần do thực đơn cung cấp của họ không thu hút được những khách hàng thuộc thế hệ millennials. Ngay sau đó, McDonald’s đã thay đổi thực đơn của mình bằng cách thêm các món ăn lành mạnh hơn nhằm hướng tới thế hệ millennials.
Xem thêm các case phân tích doanh nghiệp tại bài viết: Phân Tích Swot Là Gì? Làm Thế Nào Để Xây Dựng Ma Trận SWOT Hiệu Quả
Một số cách phân loại thị trường mục tiêu
Phân loại theo nhân khẩu học
- Giới tính
- Độ tuổi
- Mức thu nhập hàng tháng
- Tình trạng hôn nhân
- Trình độ học vấn
- Nghề nghiệp
- Tôn giáo
Đối với mọi doanh nghiệp, yếu tố nhân khẩu học là tiêu chí quan trọng nhất để xác định thị trường mục tiêu.
Phân loại theo địa lý
Phân loại khách hàng địa lý liên quan đến vị trí địa lý mà khách hàng sinh sống. Việc phân khúc này sẽ giúp doanh nghiệp xác định được nhu cầu sản phẩm, dịch vụ của khách hàng. Ví dụ khi bạn kinh doanh trà sữa nhượng quyền, vậy thì bạn phải tập trung các chiến lược tiếp thị tại accs thành phố, khu vực đông dân cư thay vì tiếp thị tại làng quê nông thôn.
Tùy thuộc vào phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp, bạn có thể phân các khu vực của khách hàng theo các tiêu chí sau:
- Khu vực lân cận
- Mã bưu điện, mã vùng
- Thành phố
- Tỉnh
- Khu vực
- Quốc gia
Phân loại theo tâm lý
Phân loại theo tâm lý khách hàng mục tiêu dựa trên tầng lớp xã hội, kinh tế hoặc phong cách sống của họ. Phân loại khách hàng theo tâm lý học dựa trên tiền đề những quyết định họ đưa ra trong quá trình mua hàng phản ảnh lối sống, tầng lớp xã hội của họ. Phong cách sống được phân loại dựa trên giá trị, niềm tin, sở thích của khách hàng. Người dân ở phố xá đông đúc chắc chắn sẽ có lối sống khác với những người ở làng quê thanh bình.
Hy vọng với bạn viết trên, bạn đã hiểu rõ hơn khái niệm Target Market – thị trường mục tiêu và tầm quan trọng của nó cũng như cách để phân loại thị trường. Từ đó, doanh nghiệp của bạn có thể áp dụng vào mô hình kinh doanh và mang lại hiệu quả tốt.
- Target Market là gì?
Target Market hay thị trường mục tiêu là phần thị trường gồm những người tiêu dùng hoặc tổ chức có khả năng cao sẽ sử dụng hoặc mua hàng hóa và dịch vụ của công ty.
- Cách xác định thị trường mục tiêu là như thế nào?
Bước 1: Xem xét lại những khách hàng hiện tại của doanh nghiệp
Bước 2: Phân tích tình hình của các đối thủ cạnh tranh
Bước 3: Phân tích sản phẩm của doanh nghiệp
Bước 4: Lựa chọn các tiêu chí nhân khẩu học cụ thể của khách hàng
Bước 5: Xem xét các yếu tố tâm lý học của khách hàng
Bước 6: Đánh giá lại các quyết định
Nhận xét
Đăng nhận xét