UX là gì? Tối ưu hoá trải nghiệm người dùng trong marketing

Rate this post

UX (Trải nghiệm người dùng) được đánh giá là  một trong những yếu tố then chốt đối với lĩnh vực SEO , việc trải nghiệm của người dùng tốt thì tỷ lệ tìm kiếm mới đạt hiệu suất cao. Có rất nhiều chiến lược SEO để cải thiện hiệu suất trang web. Tuy nhiên, hầu hết các chiến lược đều tập trung vào việc tăng chỉ số trải nghiệm người dùng để có thông tin dữ liệu chi tiết và cải thiện trang web.

1. UX là gì?

UX hay còn được biết đến là trải nghiệm người dùng, thuật ngữ này có nghĩa là quá trình trải nghiệm cảm nhận, phản hồi của người dùng khi sử dụng hoặc tương tác với các sản phẩm, phương tiện, hay một hệ thống bất kỳ nào đó.

Trải nghiệm người dùng được đánh giá qua hệ thống từ một trang web, ứng dụng trên điện thoại, phần mềm máy tính… Các ứng dụng này phải đảm bảo những yếu tố về mục tiêu tiếp cận với khách hàng, tạo nên sự tương thích giữa con người và ứng dụng.

UX là gì?

2. Chiến lược trải nghiệm người dùng (UX Strategy)

Chiến lược trải nghiệm người dùng là kế hoạch về cách duy trì trải nghiệm của người dùng đối với một sản phẩm nào đó. Chiến lược trải nghiệm người dùng giúp đảm bảo tầm nhìn của một doanh nghiệp về những gì mà khách hàng mong muốn được trải nghiệm mà vẫn cam kết tuân thủ các nguyên tắc mà doanh nghiệp đề ra.

Chiến lược trải nghiệm người dùng (UX Strategy)

Có rất nhiều chiến thuật để gia tăng trải nghiệm người dùng, những chiến thuật này có thể khác nhau, nhưng hầu hết đều chung một mục tiêu là phải tối ưu được các yếu tố về UX:

  • Xác định mục tiêu người dùng cụ thể.
  • Nắm bắt hành vi, thói quen của người dùng để đạt được sự kỳ vọng tốt nhất từ khách hàng.
  • Phân tích những xu hướng trải nghiệm người dùng từ các lĩnh vực tương tự mà đối thủ của bạn đang triển khai.
  • Hiểu rõ về thông tin sản phẩm, dịch vụ, phần mềm mà doanh nghiệp của mình đang phát triển.
  • Xây dựng kế hoạch về những nhiệm vụ cần phải hoàn thành để đạt được những mục tiêu đề ra cũng như tập hợp các chỉ số đã thống nhất để đo lường mức độ thành công của bạn.

3. Tại sao chiến lược trải nghiệm người dùng lại quan trọng

Chiến lược trải nghiệm người dùng được xem là yếu tố mang lại giá trị lâu dài của một doanh nghiệp. Nếu khách hàng có những trải nghiệm tốt về trang web, sản phẩm, dịch vụ, ứng dụng của doanh nghiệp, họ sẽ giới thiệu lại cho bạn bè, người thân hoặc đối tác của họ. Đây được xem là một chiến dịch rất qua trọng trong marketing.

4. Những lưu ý khi tối ưu trải nghiệm người dùng

Trước khi phân tích dữ liệu trải nghiệm người dùng hãy cân nhắc:

  • Khung thời gian của dữ liệu được phân tích (ngày, tuần, tháng) 
  • Thời điểm tiềm năng
  • Ảnh hưởng của các chiến dịch tiếp thị (ngoại tuyến và trực tuyến)
  • Lượng dữ liệu đang phân tích (về ý nghĩa thống kê)

Tùy thuộc vào tổng số thống kê trung bình hàng ngày trên trang web của bạn, có thể mất hai tuần hoặc hơn 10 tuần để thu thập đủ dữ liệu làm cơ sở cho các phân tích và thử nghiệm trong tương lai. 

5. Microsoft Clarity tool – Công cụ đo lường trải nghiệm người dùng

Microsoft Clarity là công cụ dùng để theo dõi, đo lường, phân tích hành vi và trải nghiệm người dùng trên website của bạn. Công cụ này cung cấp dữ liệu về cách người dùng tương tác với website bao gồm 3 nhóm tính năng chính: bản đồ nhiệt (heatmaps), bản ghi lại phiên truy cập (session recordings) và phân tích dữ liệu hành vi (data insights).

Trước khi đăng ký nền tảng Microsoft Clarity, hãy kiểm tra xem nền tảng đó có tuân thủ GDPR (quy định chung về bảo vệ dữ liệu) và CCPA (đạo luật về quyền riêng tư của người tiêu dùng) hay không, có giới hạn lưu lượng truy cập hay không nếu như mẫu dữ liệu được chia sẻ với bên thứ ba và mô hình định giá.

Đo lường trải nghiệm người dùng với Microsoft Clarity

Cách đăng ký và cài đặt Microsoft Clarity:

  • Đăng ký Clarity bằng tài khoản Microsoft, Facebook hoặc Google. Sau đó, đăng nhập và tạo một dự án mới cho trang web của bạn.
  • Bạn sẽ cần thêm mã theo dõi Clarity vào trang web của mình bằng cách thực hiện những bước sau Settings > Setup > How to install Clarity . Việc cài đặt này có thể được thực hiện bằng cách thêm mã vào các trang web của bạn theo cách thủ công hoặc thông qua nền tảng thứ ba chẳng hạn như Google Tag Manager.

>>Tham khảo thêm: Microsoft Clarity: Tool phân tích miễn phí dành cho SEO-er và các quản lý các thẻ này tại Google Tag Manager (GTM). Hướng Dẫn Cài Đặt Và Sử Dụng GA4 Cho Website

Bài viết trên, Toponseek hy vọng độc giả phần nào đã hiểu rõ các thông tin về trải nghiệm người dùng. Đây được xem là một yếu tố được đánh giá rất hữu ích cho những ai có mục tiêu phát triển trong lĩnh vực SEO Content.

Nhận xét