UX (User Experience) được đánh giá là một trong những yếu tố then chốt đối với lĩnh vực SEO, việc trải nghiệm người dùng tốt thì tỷ lệ tìm kiếm mới đạt hiệu suất cao. Có rất nhiều chiến lược SEO để cải thiện hiệu suất trang web. Tuy nhiên, hầu hết các chiến lược đều tập trung vào việc tăng chỉ số trải nghiệm người dùng để có thông tin dữ liệu chi tiết và cải thiện trang web. Ở bài viết này, Toponseek muốn gửi cho các độc giả một cái nhìn tổng quan nhất về trải nghiệm người dùng là gì, tại sao nó lại có tầm ảnh hưởng lớn trong SEO nói riêng và lĩnh vực marketing nói chung.
>> Đừng bỏ lỡ:
Cập nhật mới của Google ảnh hưởng đến traffic như thế nào?
1. Trải nghiệm người dùng (UX – User Experience) là gì
UX tên tiếng Anh là User Experience hay còn được biết đến là trải nghiệm người dùng, thuật ngữ này có nghĩa là quá trình trải nghiệm cảm nhận, phản hồi của khách hàng khi sử dụng hoặc tương tác với các sản phẩm, phương tiện, hay một hệ thống bất kỳ nào đó.
Trải nghiệm người dùng được đánh giá qua hệ thống từ một trang web, ứng dụng trên điện thoại, phần mềm máy tính… Các ứng dụng này phải đảm bảo những yếu tố về mục tiêu tiếp cận với khách hàng, tạo nên sự tương thích giữa con người và ứng dụng.
2. Chiến lược trải nghiệm người dùng (UX Strategy) là gì?
Để xây dựng chiến lược SEO hiệu quả, doanh nghiệp cũng phải phát triển chiến lược trải nghiệm người dùng tốt.
Chiến lược trải nghiệm người dùng là kế hoạch về cách duy trì trải nghiệm của khách hàng đối với một sản phẩm nào đó. Chiến lược trải nghiệm người dùng giúp đảm bảo tầm nhìn của một doanh nghiệp về những gì mà khách hàng mong muốn được trải nghiệm mà vẫn cam kết tuân thủ các nguyên tắc mà doanh nghiệp đề ra.
Có rất nhiều chiến thuật để gia tăng trải nghiệm người dùng, những chiến thuật này có thể khác nhau, nhưng hầu hết đều chung một mục tiêu là phải tối ưu được các yếu tố về UX:
- Xác định mục tiêu người dùng cụ thể.
- Nắm bắt hành vi, thói quen của người dùng để đạt được sự kỳ vọng tốt nhất từ khách hàng.
- Phân tích những xu hướng trải nghiệm khách hàng từ các lĩnh vực tương tự mà đối thủ của bạn đang triển khai.
- Hiểu rõ về thông tin sản phẩm, dịch vụ, phần mềm mà doanh nghiệp của mình đang phát triển.
- Xây dựng kế hoạch về những nhiệm vụ cần phải hoàn thành để đạt được những mục tiêu đề ra cũng như tập hợp các chỉ số đã thống nhất để đo lường mức độ thành công của bạn
>> Có thể bạn quan tâm: Hướng Dẫn 9 Cách Xây Dựng Chiến Lược SEO Website Hiệu Quả
3. Tại sao trải nghiệm người dùng lại quan trọng trong marketing
Chiến lược trải nghiệm người dùng được xem là yếu tố mang lại giá trị lâu dài của một doanh nghiệp. Nếu khách hàng có những trải nghiệm tốt về trang web, sản phẩm, dịch vụ, ứng dụng của doanh nghiệp, họ sẽ giới thiệu lại cho bạn bè, người thân hoặc đối tác của họ. Điều đó sẽ mang lại doanh thu ổn định cho doanh nghiệp, có thêm một lượng khách hàng mới mà không cần phải chi trả thêm bất kì khoản phí nào cho chiến lược marketing.
Ngoài ra, với sự phát triển của mạng lưới thông tin toàn cầu, trải nghiệm của khách hàng trở nên quan trọng và quyền lực hơn bao giờ hết. Họ có nhiều lựa chọn(đăng ký, dùng thử hoặc chọn mua một số tính năng của sản phẩm) và có sự tác động mạnh mẽ đến doanh nghiệp thông qua việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội và đánh giá trực tuyến về doanh nghiệp.
Đây được xem là một chiều hướng tích cực bởi vì trải nghiệm của khách hàng tạo cho doanh nghiệp một nhận thức đúng đắn về thương hiệu (từ những đánh giá, nhận xét, chia sẻ của họ trên trang cá nhân hoặc trên các nền tảng mạng xã hội). Là một doanh nghiệp, phải chấp nhận những lời nhận xét, đánh giá đó và không ngừng tìm ra hướng giải quyết cho những trải nghiệm người dùng kém cũng như không ngừng cải thiện, phát huy những điểm mạnh để đem đến những trải nghiệm tuyệt vời của khách hàng.
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế trải nghiệm người dùng
Có 7 yếu tố chính ảnh hưởng đến thiết kế trải nghiệm người dùng mà doanh nghiệp nào cũng cần phải nắm rõ trong quá trình tạo ra và phát triển sản phẩm.
- Useful – Hữu ích: Theo nghiên cứu thị trường, hầu hết các sản phẩm được tạo ra đều có một mục đích đem lại sự hữu ích nhất định để có thể giành được sự chú ý từ khách hàng so với những mặt hàng. Yếu tố này có tầm ảnh hưởng khá lớn đến cách khách hàng nhìn nhận và đánh giá sản phẩm của doanh nghiệp.
- Usable – Có thể sử dụng: Tính dễ sử dụng của sản phẩm là yếu tố tạo điều kiện cho người dùng đạt được mục tiêu cuối cùng của họ khi sử dụng sản phẩm một cách hiệu quả. Yếu tố này còn phụ thuộc vào sự kiên nhẫn mà người dùng bỏ ra khi trải nghiệm sản phẩm.
- Findable – Có thể tìm thấy: Điều này liên quan đến việc người dùng dễ dàng tìm được thông tin sản phẩm và nội dung bên trong sản phẩm. Với yếu tố này, doanh nghiệp phải cung cấp cho khách hàng cơ hội để họ tìm hiểu và hiểu rõ những sản phẩm mà mình cung cấp.
- Credible – Đáng tin cậy: Sự uy tín và tin cậy là một trong những yếu tố không thể thiếu để làm nên một sản phẩm đáng trải nghiệm. Trải nghiệm của khách hàng có thể giảm sâu nếu sản phẩm không còn sự tín nhiệm của họ. Thậm chí, sản phẩm của bạn không thể cạnh tranh trên thị trường cũng như dễ dàng bị đào thải.
- Desirable – Đáng mơ ước: Yếu tố đáng mơ ước có nghĩa là mức độ mong muốn sở hữu sản phẩm của người dùng. Một sản phẩm có thể khiến người dùng ước muốn được sử dụng khi nó sở hữu những tiêu chí như thương hiệu danh tiếng, chất lượng tuyệt vời, tính thẩm mỹ cao hoặc mang lại cảm giác đặc biệt cho người dùng,…
- Accessible – Có thể truy cập: Khả năng truy cập được xem là khả năng tiếp cận các tính năng sản phẩm của người dùng. Tuy nhiên, những người dùng khiếm khuyết sẽ không thể tiếp nhận trải nghiệm từ yếu tố này. Nên doanh nghiệp thường phớt lờ vấn đề này, vì họ cho rằng tỷ lệ người khiếm khuyết quá thấp, không thể ảnh hưởng đến phân khúc khách hàng tiềm năng của họ. Nhưng có thể những người dùng khác sẽ đánh giá thấp sản phẩm của họ chỉ vì vấn đề này.
- Valuable – Có giá trị: Yếu tố có giá trị là yếu tố xác định người dùng bỏ ra chi phí để sở hữu sản phẩm của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sản phẩm mà doanh nghiệp tạo ra cũng phải đem lại giá trị nhất định cho cho khách hàng.
>> Có thể bạn quan tâm: Thiết kế trải nghiệm người dùng là gì? Tầm ảnh hưởng của thiết kế trải nghiệm người dùng
5. Cách tối ưu trải nghiệm người dùng khi thiết kế website
Trải nghiệm người dùng đảm bảo nâng cao khi bạn thực hiện các bước tối ưu sau đây:
5.1. Đặt bản thân vào vị trí là người dùng
Đặt bản thân vào vị trí khách hàng giúp bạn có một cái nhìn tổng quát về sản phẩm mà khách hàng mong muốn hướng đến để có thể tối ưu hoá thiết kế web, ứng dụng.
5.2. Tối ưu hoá tốc độ và khả năng truy cập
Đây được xem là tiêu chí hàng đầu đánh giá sự hài lòng của khách hàng. Nếu website của bạn có tốc độ truy cập trên 3s bạn sẽ bị mất đi 50% lượng khách hàng tiếp cận website của mình.
5.3. Triển khai chiến lược kinh doanh
Ngoài việc đầu tư thiết kế website, phần mềm, ứng dung. Doanh nghiệp phải có những chiến lược kinh doanh hiệu quả để xây dựng một thương hiệu bền vững cùng với chất lượng sản phẩm tuyệt vời.
5.4. Kiểm tra tất cả những khía cạnh khác của UX
Lặp đi lặp lại quá trình kiểm tra website, ứng dụng đảm bảo không có một sai lầm nào trước khi sản phẩm được đưa đến khách hàng.
5.5. Có mục tiêu tương tác người dùng rõ ràng
Doanh nghiệp phải hướng tới một đối tượng khách hàng cụ thể. Không phải website và ứng dụng nào cũng phù hợp với tất cả các đối tượng khách hàng khác nhau. Chỉ khi họ cần tìm hiểu về sản phẩm thì mới có thể tối ưu hoá trải nghiệm của khách hàng được.
5.6. Thực hiện CTA điều hướng khách hàng
CTA (Call to action) nên đặt ở nhiều vị trí cùng với nhiều hình thức khác nhau. Nếu chỉ đặt ở đầu hoặc cuối trang, doanh nghiệp sẽ bỏ lỡ đi nhiều cơ hội chuyển đổi hành động của khách hàng.
6. Những lưu ý khi tối ưu trải nghiệm người dùng
Trước khi phân tích dữ liệu trải nghiệm người dùng hãy cân nhắc:
- Khung thời gian của dữ liệu được phân tích (ngày, tuần, tháng)
- Thời điểm tiềm năng
- Ảnh hưởng của các chiến lược quảng cáo (ngoại tuyến và trực tuyến)
- Lượng dữ liệu đang phân tích (về ý nghĩa thống kê)
Tùy thuộc vào tổng số thống kê trung bình hàng ngày trên trang web của bạn, có thể mất hai tuần hoặc hơn 10 tuần để thu thập đủ dữ liệu làm cơ sở cho các phân tích và thử nghiệm trong tương lai.
Bài viết trên, Toponseek hy vọng độc giả phần nào đã có cái nhìn tổng quan về trải nghiệm người dùng. Đây là một yếu tố được đánh giá rất hữu ích cho những ai có mục tiêu phát triển trong lĩnh vực SEO Content.
>> Có thể bạn quan tâm:
- Bí kíp cần biết về thuật toán Google Page Experience
- Google Page Experience: 5 bước chuẩn bị cho 2021
>> Nguồn tham khảo: When and how to analyze UX metrics to improve SEO
Nhận xét
Đăng nhận xét