Internet Marketing được hiểu là cách để doanh nghiệp đưa thương hiệu của mình ra thị trường cho nhiều người biết đến thông qua trang mạng. Internet Marketing làm tăng nhận thức của khách hàng đối với một brand nào đó. Nhờ đó, khách hàng có cái nhìn tốt hơn mang sự hài lòng hơn trong thời gian tìm hiểu và trải nghiệm sản phẩm & dịch vụ.
>>> Xem thêm:
Marketing là gì? Tổng quan kiến thức về Marketing
Figma Là Gì? Cách Dùng Dành Cho Người Mới
1. Internet Marketing là gì và tầm quan trọng
1.1 Internet Marketing là gì?
Sống trong thời đại công nghệ 4.0 ngày nay với hơn 4,8 tỷ người thường xuyên sử dụng internet. Chính vì vậy, cách tiếp thị thông qua internet là một phương pháp quảng bá hiệu quả nhất. Đây có thể được xem là cách tiếp thị dễ nhất, ít tốn kém nhất mà có thể tiếp cận được hầu hết khách hàng mà doanh nghiệp muốn hướng tới.
So với cách tiếp thị truyền thống như phát tờ rơi, quảng cáo trên tivi, báo chí thì nội dung trên internet marketing sẽ mang đến sự hào hứng hơn.
Internet Marketing được biết đến bằng các thuật ngữ như online marketing, e-marketing, web marketing. Toàn bộ đều thuộc hình thức marketing sản phẩm hoặc dịch vụ trên môi trường internet. Internet Marketing được sử dụng ở một phạm trù khá rộng lớn, không chỉ riêng internet mà nó còn xuất hiện ở hình thức truyền thông qua thiết bị không dây.
Internet Marketing được sử dụng thông qua công cụ trực tuyến để tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Nhằm thúc đẩy lưu lượng truy cập hàng ngày và nâng cao doanh số bán hàng. Cách tiếp thị này đa số sử dụng vào các kênh kỹ thuật số, các nền tảng xã hội để lan truyền thông điệp quảng cáo. Để phát triển tối đa cách quảng cáo này thì cần phải xây dựng một loạt chiến lược có tính chất liên kết với nhau nhằm cho người xem dễ theo dõi.
Internet Marketing cũng được đề cập đến các phương thức truyền thông ở nhiều giai đoạn khác nhau trong việc tiếp cận khách hàng với các hình thức marketing tương tự như: tiếp thị tìm kiếm (SEM), tối ưu hóa tìm kiếm (SEO), quảng cáo banner (banner ads), quảng cáo qua hộp thư điện tử (email marketing), quảng cáo qua thiết bị điện thoại di động (mobile ads) và các chiến lược web 2.0.
Internet Marketing còn được xem là cách tiếp cận đối tượng mục tiêu (Target Market) đúng nơi và đúng thời điểm. Ngoài ra, nó có thể lọc ra phân khúc khách hàng đúng với nhu cầu của thương hiệu để tập trung quảng bá nhằm tạo ấn tượng sâu sắc cho mục tiêu.
Có thể bạn quan tâm: Viral Marketing
1.2 Sử dụng Internet Marketing
Tất cả đều phải tập trung vào việc cung cấp nội dung qua email, bài đăng trên phương tiện truyền thông, công cụ tìm kiếm, blog, nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Youtube. Thông thường, người xem rất hay “skip” quảng cáo và có khi cài đặt cả tính năng chặn quảng cáo. Chính vì lý do đó, internet có thể lọc phân khúc khách hàng như độ tuổi để nhãn hàng có thể tiếp cận chính xác hơn. Nhờ có sự ra đời của Internet Marketing thì doanh nghiệp nhận ra được nhiều hữu ích hơn. Và có cái nhìn sáng suốt, rõ ràng hơn khi muốn tăng nhận thức cho khách hàng về thương hiệu.
1.3 Tầm quan trọng của Internet Marketing
Một điều đương nhiên, Internet Marketing đã phủ sóng mọi ngóc ngách và nổi bật hơn hẳn cách quảng cáo truyền thống. Việc phát tờ rơi là hành động xã rác bừa bãi và gây ô nhiễm môi trường rất nặng. Quảng cáo trên radio, truyền hình hoặc các cuộc gọi điện thoại chào mời thì mọi người thường không thèm quan tâm. Vì vậy, việc tiếp thị này dần như bị xóa bỏ khỏi thời đại nay.
Internet Marketing tiếp cận người tiêu dùng cụ thể hơn và tạo ra nội dung thú vị, bắt “trend”. Rất phù hợp để truyền cảm hứng, giáo dục cho khách hàng hơn. Nếu nội dung hay thì người xem sẽ tự động nhấn vào tìm hiểu nhiều thêm. Người tiêu dùng là một quyết định xem họ có muốn đọc trọn vẹn nội dung quảng bá và chia sẻ thông tin lên mạng xã hội hay không. Điều này cho thấy, khi doanh nghiệp có kinh nghiệm về lĩnh vực tiếp thị internet (internet marketing) thì sẽ phát triển nhiều mối quan hệ hơn, xây dựng được niềm tin từ khách hàng.
1.4 Internet Marketing ngày nay
Internet Marketing hiện đang được sử dụng phổ biến trên toàn cầu.
Tính đến cuối năm 2021, ngành công nghiệp tiếp thị nội dung, quảng cáo toàn cầu đạt hơn 412 tỷ USD.
Người tiêu dùng luôn tìm hiểu sản phẩm thông qua đọc nội dung trước khi mua
Lượt mua của người tiêu dùng đọc nội dung, thông tin sản phẩm cao hơn 131% so với người không đọc nội dung.
49% người mua B2B quyết định mua hàng khi đọc hết nội dung.
Vì thế, các doanh nghiệp lớn nhỏ nên nỗ lực tập trung 99% nỗ lực của mình để tiếp thị nội dung. Cách này sẽ mang đến hiệu quả tối đa mà không thể tưởng tượng được.
2. Các mô hình kinh doanh có thể ứng dụng Internet Marketing
Internet Marketing được ứng dụng vào các mô hình kinh doanh
- E-commerce – Thương mại điện tử: Mô hình mà hàng hóa và dịch vụ được bán trực tiếp đến người tiêu dùng (B2C), doanh nghiệp (B2B), hay từ người tiêu dùng đến người tiêu dùng (C2C) thông qua những máy tính nối mạng.
- Lead-based websites: Một chiến lược mà một tổ chức thu thập các nhu cầu về dịch vụ hay sản phẩm thông qua website, sau đó phân phối lại cho các bên cung cấp.
- Affiliate Marketing: Mô hình mà một doanh nghiệp nào đó cung cấp sản phẩm hay dịch vụ và được bán bởi những người bán hàng bằng hình thức chia sẻ lợi nhuận. Những mối quan hệ của hình thức tiếp thị này là từ các doanh nghiệp cung cấp các chương trình hợp tác chia sẻ lợi nhuận thông qua các chi nhánh.
- Local Internet Marketing: Một chiến lược mà các doanh nghiệp nhỏ thường ứng dụng Internet để duy trì những mối quan hệ được sử dụng trong thế giới thực. Hình thức sử dụng như truyền thông xã hội và những hình thức khuyến mãi theo từng phân khúc khách hàng khác nhau.
>>> Xem thêm: Mô hình Marketing
>>> Xem thêm: Marketing Mix 4P và 7P
3. Các thuật ngữ trong Internet Marketing
Rễ cây của Internet Marketing bao gồm: Research, Strategy, Branding và Content.
Research: Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trên thị trường
Xác định chân dung, phân khúc khách hàng
Strategy: Xây dựng chiến lược
Đưa chiến lược marketing thông qua trang mạng xã hội
Sử dụng kênh truyền thông phổ biến để quảng bá
Branding: Định vị thương hiệu
Yếu tố bên ngoài: tên thương hiệu, logo, màu sắc, slogan, thông tin sản phẩm sao cho nổi bật, khác với đối thủ
Yếu tố bên trong: giá trị thành phần, ưu điểm, đặc trưng, giá trị gia tăng sản phẩm và dịch vụ
Content: Nội dung
Bao gồm: bài viết, hình ảnh, video, poster, banner
Nội dung phong phú, bắt kịp xu hướng, thu hút khách hàng, gây ấn tượng
>>>Xem thêm: Xu hướng xây dựng content
4. Các hình thức của Internet Marketing
4.1 Viết blog
Một sự thật rằng khi viết nội dung thì mọi người thường nghĩ là viết blog. Đây là nền tảng cơ bản và phổ biến cho “sự nghiệp” viết nội dung. Nơi đây thường được xem là một sự lựa chọn tuyệt vời để cung cấp nội dung hữu ích. Viết blog là cách viết tăng SEO rất hiệu quả. Blog có thể liên kết với những trang web liên quan giúp gia tăng lòng trung thành của khách hàng. Ngoài ra, người viết có thể liên kết đến trang riêng của mình. Nhằm mở rộng phạm vi tiếp cận, giữ chân mọi người tại bài viết mình lâu hơn.
4.2 Infographics ( hình ảnh nói )
Đây là một cách triển khai thông tin qua hình ảnh. Thông qua biểu đồ, đồ thị và hình minh họa, infographics phá vỡ sự đơn điệu của văn bản. Những hình ảnh này như biết nói, chúng có thể cung cấp được mọi thông tin qua sự sáng tạo, màu sắc, hài hước để mang giá trị cho người đọc. Infographics vô cùng bắt mắt để người xem thích thú, dễ dàng nắm bắt. Bất cứ ai sẽ thích xem hình ảnh hơn các con chữ dài ngoằn.
4.3 Case studies ( nghiên cứu )
Nghiên cứu này dựa trên các tài liệu, sự tương tác thực tế thành công của khách hàng. Ví dụ như cung cấp những bằng chứng cụ thể về hiệu quả của một thương hiệu. Các nghiên cứu điển hình giúp xây dựng lòng tin khách hàng.
4.4 Podcast
Không phải ai cũng có thời gian để đọc hoặc xem một nội dung dài mấy trăm chữ. Podcast là công cụ chủ yếu để nghe bằng kỹ thuật số. Ở Mỹ, có đến 16 triệu người dùng thường xuyên Podcast. Chúng cho phép các công ty sử dụng kỹ thuật kể chuyện để thu hút khán giả. Podcast là nơi tập trung với đa dạng chủ đề khác nhau từ tin tức, phóng sự,…Trong lúc không rãnh tay thì ứng dụng này cực kì hiệu quả để tiếp cận mục tiêu lớn hơn. Người lái xe, tập thể dục, làm việc nhà hay dùng ứng dụng này để cập nhật thông tin.
4.5 Video
Tiếp thị qua video không xa lạ gì ở thời điểm hiện tại. Video marketing dễ hiểu là quảng bá sản phẩm thông qua video. Mục đích chính của cách tiếp thị này là làm tăng sự hào hứng của khách hàng. Chủ đề độc đáo, nội dung dẫn dắt theo kiểu câu chuyện chạm đến cảm xúc, nhu cầu của người mua hàng. Với 87% các thương hiệu sử dụng cách quảng cáo này cho thấy sự gia tăng ROI (tỷ lệ hoàn vốn) rõ rệt. Chúng khiến người xem dễ chịu qua những clip sống động thay vì đọc chữ như blog.
5. Các thành phần của Internet Marketing hay Online Marketing
Inbound Marketing
Inbound Marketing là hình thức marketing này chủ yếu để thu hút, dẫn dắt chuyển đổi, chọn lọc có chủ ý. Mục tiêu hướng đến là khách hàng tiềm năng và khách hàng cũ đã sử dụng qua sản phẩm hoặc dịch vụ.
Website Marketing
Website marketing được xem là hình thức được sử dụng nhiều nhất ở các doanh nghiệp mua bán dịch vụ & sản phẩm. Thay vì cách mua bán truyền thống (face-to-face) thì họ sẽ chào hàng trên internet để tiếp thị, quảng bá, tiếp cận nhiều phân khúc khách hàng hơn.
Referral Marketing
Còn được gọi là tiếp thị giới thiệu thông qua khách hàng sẵn có từ hình thức quảng bá truyền miệng. Hình thức marketing này mang tính chất truyền thống, nhắm vào sự tương tác giữa khách hàng nhiều hơn. Để thực hiện tiếp thị giới thiệu thì doanh nghiệp cần đưa ra những chương trình khuyến mãi để khuyến khích khách hàng cũ đến. Sau đó, khách hàng cũ sẽ giới thiệu cho lượt khách mới.
SEO
SEO là hình thức tối ưu hóa tìm kiếm trên trang Google. Trong marketing, SEO còn được xem là chủ chốt để đưa sản phẩm hoặc dịch vụ của mình đến gần người tiêu dùng. Một bài viết giới thiệu, quảng bá sản phẩm đạt chuẩn SEO thì sẽ tăng lưu lượng khách hàng.
Paid Advertising
Là loại hình quảng cáo mà doanh nghiệp phải trả phí, bao gồm bài viết, video, hình ảnh. Các nền tảng xã hội mà chúng ta thường bắt gặp paid advertising là Facebook, Instagram, Youtube, Linkedln,…
Social Media Marketing
Tiếp thị truyền thông xã hội là hình thức hoạt động marketing chủ yếu bằng internet. Các mạng xã hội phổ biến như Google, Twitter, Snapchat, Facebook…
Content Marketing
Content marketing là thành phần nội dung để tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Dường như khâu xây dựng, sáng tạo nội dung luôn là chủ chốt của marketing. Một content hay sẽ nâng giá trị sản phẩm của doanh nghiệp.
Email Marketing
Mọi hoạt động mua bán hiện nay đều lưu trữ thông tin khách hàng, đặc biệt là email. Tiếp thị qua email giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí, thời gian, tiếp cận được nhiều lượt khách hàng thông qua một lần “click” gửi mail.
Influencer Marketing
Doanh nghiệp nhờ người nổi tiếng, có ảnh hưởng để quảng cáo cho sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Những influencer sẽ truyền tải thông điệp hoặc thông tin của nhãn hàng đến thị trường.
6. Những ưu điểm và hạn chế của Internet Marketing
Mỗi chiến lược hay phương thức marketing đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Cách sử dụng phương thức marketing nào sao cho hợp lý. Hoặc xây dựng chiến lược như thế nào để tận dụng ưu điểm và tránh những hạn chế cho doanh nghiệp. Điều này thường phụ thuộc hoàn toàn vào độ tay nghề của các marketers. Hãy cùng tìm hiểu ưu và nhược điểm của internet marketing là gì nhé.
6.1 Ưu điểm của Internet Marketing
Hoạt động 24/7
Ngày đó, khi muốn mua bất cứ thứ gì đó, thường phải đến tận cửa hàng để lựa chọn. Thời gian hoạt động của từng cửa hàng có hạn chế hoặc vì lý do nghỉ bán đột xuất nên khách hàng phải chờ đợi lâu hơn. Với sự tiên tiến của công nghệ hiện nay, internet dường như hoạt động 24/7 và ít có rủi ro. Website đặt hàng cùng với cho phép thanh toán trực tuyến đã giúp cho khách hàng có thể mua hàng ở bất cứ lúc nào, ở đâu và không có sự giới hạn nào cả. Xu hướng sử dụng smartphone ngày càng tăng cao ở thời đại này.
Việc sử dụng internet để cập nhật thông tin hay mua sắm trực tuyến đang trở nên hot hit, đặc biệt là giới trẻ. Nhu cầu tìm hiểu sản phẩm trước khi mua hàng, tư vấn, đặt lịch hẹn online cũng tăng theo. Dĩ nhiên, internet làm xóa bỏ mọi mặt hạn chế về địa lý, thời gian. Mặc dù ở hai địa điểm xa nhau nhưng nhân viên “chat box” luôn túc trực 24/24 để phục vụ khách hàng. Việc trả lời tin nhắn, mua bán hàng hóa, quảng cáo đã giữ cho internet marketing hoạt động liên tục. Thay vì mua bán truyền thống chỉ thu được lợi nhuận vào giờ hành chính. Bên cạnh đó, mua bán trực tuyến có thể thu về xuyên suốt đêm.
Tiếp cận đúng đối tượng
Có hơn 70 triệu người dùng internet tại Việt Nam khi tính đến thời điểm năm 2021. Internet đã giúp cho marketers sàng lọc đối tượng mục tiêu khách hàng chính xác và nhanh chóng. Tất cả mọi người trên khắp đất nước có thể tiếp cận món hàng cần mua một cách dễ dàng. Khách hàng có thể tìm đọc thông tin sản phẩm qua internet, giá sản phẩm, được tư vấn và thậm chí giao hàng miễn phí.
Tiết kiệm chi phí
Quảng cáo truyền thống như phát tờ rơi, ti vi, tạp chí thì cần chuẩn bị nội dung kĩ càng. Để được xuất bản công khai thì cần tốn một khoảng thời gian nhất định để duyệt bài. Ngoài ra, những nội dung không đạt yêu cầu thì cần chỉnh sửa lại rất nhiều lần. Thông thường, để quảng cáo được xuất hiện trên truyền hình thì cần tốn tầm khoảng 2-3 tháng để chuẩn bị. Vì mật độ sử dụng internet tăng cao, nên việc quảng cáo thông qua tờ rơi hoặc báo chí thường ít gây thị hiếu. Ở giới trẻ ngày nay, đọc báo chí dường như không còn xuất hiện nữa. Những dịp lễ tết, suất quảng cáo trên ti vi thường hay hạn chế. Các doanh nghiệp nhỏ thường không đủ sức cạnh tranh để giành “slot” phát sóng như các doanh nghiệp lớn.
Riêng ở Internet Marketing, các công ty nhỏ như mới startup cũng có thể quảng bá một cách dễ dàng. Các kênh truyền thông như Tiktok với video mang chất lượng tốt, ít cần ngân sách, thời gian linh hoạt. Chỉ cần marketers có đủ kinh nghiệm, sáng tạo nội dung thì bảo đảm video quảng cáo sẽ nhận được ít nhiều lượng views ổn định và độ tương tác cao.
Quảng cáo internet đơn giản hơn so với quảng cáo truyền thống. Ví dụ, một doanh nghiệp chỉ cần xây dựng website mạnh, nhiều tài khoản cho các mạng xã hội khác nhau. Khả năng tương tác, lan truyền trở nên nhanh chóng rộng rãi, tiếp cận hầu hết các nhóm khách hàng lớn. Nhờ thông tin sản phẩm luôn hiện diện trên internet và hệ thống chat box trả lời tự động sẽ giúp marketer tiết kiệm rất nhiều thời gian.
Thu thập dữ liệu
Internet marketing hầu như có thể thu thập được hoàn toàn dữ liệu của khách hàng. Khả năng lưu trữ thông tin cá nhân, nhân khẩu học, những gì thường xuyên tìm kiếm, sở thích được đẩy mạnh thông qua internet. Chỉ cần người dùng đăng kí tài khoản điển hình như Facebook. Thông tin khách hàng sẽ được lưu lại. Những hoạt động mang tính tương tác hay giúp tăng phản ứng mua bán. Như đăng kí nhận voucher, nhận mẫu thử, bộ tài liệu miễn phí, nhận quảng cáo qua form có sẵn.
6.2 Nhược điểm của Internet Marketing
Tính nhiễu
Vì sự dễ dàng trong cách quảng cáo trên internet. Nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ đều sử dụng hướng đi này để tiếp cận được nhiều phân khúc khách hàng. Tình trạng này khiến khách hàng bị spam quảng cáo rất nhiều. Quảng cáo được phát liên tục khi xem video trên Youtube. Từ đó, rất nhiều phần mềm chặn quảng cáo được ra đời và cũng nhận về khá nhiều click download từ những người ghét xem quảng cáo.
Khi quá nhiều quảng cáo xảy ra cùng một thời điểm. Khách hàng dễ bị mất chú ý và vô tình lãng quên quảng cáo của mình. Sự cạnh tranh trong Internet Marketing đòi hỏi doanh nghiệp phải thật sự tập trung cho việc sáng tạo nội dung. Chú ý đưa quảng cáo vào thời điểm trọng tâm, không lan man và xuất bản quá nhiều quảng cáo.
Vấn đề bảo mật
Vấn đề hackers đột nhập vào website để lấy dữ liệu thông tin cá nhân khách hàng là điều không tránh khỏi. Hiện nay, xảy ra rất nhiều vụ việc giao hàng lừa đảo bắt khách hàng trả tiền cho đơn hàng mà khách không hề đặt trước đó. Người dùng các trang mạng xã hội như Facebook nên hạn chế liên kết với các app khác. Nên lọc lại hàng tháng và gỡ bớt liên kết không cần thiết để không bị đánh mất thông tin cá nhân.
Lỗ hổng giả, nhái
Có rất nhiều website bất hợp pháp để lừa đảo khách hàng buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng. Với sự lừa đảo tinh vi, người tiêu dùng không thể trở kịp tay. Vấn đề ngăn chặn triệt để ngày càng khó khăn vì lượng tạo tài khoản mạng xã hội giả mạo tăng hằng ngày. Trong trường hợp này, hãy report chúng với mạng xã hội đó hoặc khởi kiện cho thương hiệu chính gốc biết
7. Làm thế nào để hiểu sâu hơn và bắt đầu thực hành Internet Marketing?
Để phát triển tối đa trong việc vận hành chiến lược Internet Marketing ở ngoài thực tế. Ngoài đọc hiểu lý thuyết thì vẫn cần thời gian để vận dụng kiến thức, thực hành ở môi trường ngoài.
7.1 Đặt mục tiêu
Internet Marketing là chiến lược được sử dụng phổ biến nhất ở thời đại công nghệ 4.0 ngày nay. Chúng rất đa dạng và đòi hỏi marketers phải thực sự tìm hiểu sâu hơn bao giờ hết để nắm cách vận hành. Internet Marketing phân loại theo hai nền tảng chính. Thứ nhất là trên công cụ tìm kiếm như Google, Cốc Cốc. Thứ hai là quảng cáo trên mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, Youtube. Đối với quảng cáo trên search engine, SEO và Google Adwords là hai loại được ưa dùng hiện nay. Qua những phân loại trên đã chỉ ra hình thức của Internet Marketing. Marketer chỉ cần đặt một mục tiêu nhất định rồi luyện tập thông thạo, hoàn thành là được!
7.2 Tạo trang web và đưa nội dung lên
Đầu tiên, lên ý tưởng cho website là điều cần thiết để bắt đầu cho việc tạo trang web đẹp, ấn tượng. Hãy suy nghĩ và quyết định chủ đề chính thức cho trang web của mình. Là một website về blog, porfolio, website cập nhật tin tức, cộng đồng gen Z hay website bán hàng. Tất cả tùy thuộc vào định hướng của bạn.
Đăng ký tên miền website xem như là việc đăng ký thương hiệu độc quyền của bạn. Tên miền sẽ giúp người dùng nhớ bạn là ai.
Sở hữu Web Hosting: hãy lựa chọn hosting để lưu trữ tất cả thông tin, dữ liệu liên quan đến website của bạn. Các lựa chọn hosting được recommend như: Shared Hosting, Cloud Hosting, VPS Hosting.
Chọn nền tảng vận hành website: hệ thống CMS (Content Management System) có thể triển khai và quản lý nội dung trên website. Ngoài ra, chúng còn có thể khiến công việc viết SEO của bạn trở nên dễ dàng và nhanh chóng. Một số CMS được ưa dùng như WordPress, Drupal hoặc Joomla.
7.3 4 bước thực hiện chiến dịch content
Content luôn là mấu chốt trong lĩnh vực Marketing
Bước 1: Nghiên cứu đối tượng mục tiêu
Họ ở độ tuổi nào?
Nghề nghiệp là gì?
Sở thích của họ là gì?
Họ quan tâm đến chủ đề gì?
Hành vi của họ?
Bạn có thể lấy báo cáo dữ liệu thông qua Audience Insight nếu triển khai quảng cáo trên Facebook. Còn đối với Google, bạn không thể lấy được dữ liệu chính xác. Tuy nhiên, vẫn lấy được dữ liệu khác liên quan đến tìm kiếm của họ.
Bước 2: Nghiên cứu từ khóa
Trên Google, thông thường việc nghiên cứu lưu lượng từ khóa sẽ dùng qua công cụ Google Keyword Planner, Google Analytics, Google Trend, Google Webmaster Tool. Các tool này sẽ cho bạn biết được những từ khóa hot, tỉ lệ chuyển đổi…Với dữ liệu này, bạn có thể thực hiện bài viết SEO miễn phí, tạo backlink cho website,…
Bước 3: Lên ý tưởng và xây dựng nội dung
Hãy cô đọng ý chính về các ưu điểm nổi bật nhất của sản phẩm để thu hút người đọc. Người triển khai nội dung cần đóng vai là người tiêu dùng cuối cùng của sản phẩm để thấu hiểu những vấn đề họ đang gặp phải, băn khoăn, cần giải đáp thắc mắc.
Ví dụ, một case study về chiếc ti vi. Người lên ý tưởng nội dung cần am hiểu kiến thức chuyên ngành thiết bị điện, ưu điểm nổi bật của từng loại sản phẩm. Khách hàng thường quan tâm đến độ phân giải, kích thước (chiều dài, rộng, độ mỏng, dày của màn hình). Cụ thể, độ phân giải có phù hợp với trẻ nhỏ hay người già hay không (màn hình quá nét và ánh sáng mạnh sẽ khiến nhức mắt). Ti vi này có giúp tiết kiệm điện và an toàn phòng chống nóng máy, cháy nổ hay không. Người viết content phải thực sự hiểu tầm quan trọng của sản phẩm, nội dung mang tính chuyên gia. Bên cạnh đó, thường xuyên cập nhật các chương trình đi kèm như quà tặng, voucher, khuyến mãi cho người dùng biết.
Bước 4: Tạo content thu hút
Tạo nên bài viết bắt trend để thu hút người đọc là bí kíp nên có. Chẳng hạn như “Chương trình khuyến mãi 7 ngày 7 đêm – Mặc sếp la vẫn giảm”. Đó là hành động tô điểm cho content của bạn thêm phong phú và được nhiều người quan tâm hơn.
8. Sự khác biệt giữa Internet Marketing và Digital Marketing
Điểm khác nhau giữa Internet Marketing và Digital Marketing
Internet Marketing | Digital Marketing |
Chỉ truyền và nhận thông điệp của khách hàng khi có kết nối với internet | Truyền thông thiệp với bất kì thiết bị số nào dù có kết nối internet hoặc không |
Đo lường qua Google Analytics cùng với chỉ số thời gian người ở trong trang web, số lượt click | Đo lường bằng cách thu thập dữ liệu thủ công nên khá tốn thời gian |
Chỉ xoay quanh các banner và hiệu ứng liên quan đến web | Hình thái biến ảo, đa dạng, phong phú hơn |
Chỉ gắn liền với internet | Phương tiện truyền thông này có bluetooth, các thiết bị lưu trữ, billboard ngoài trời và bao gồm cả internet |
9. Câu hỏi thường gặp về Internet Marketing
1. Internet Marketing, Digital Marketing và Online Marketing có phải là một hay không ?
Ba thuật ngữ Marketing này là cùng sử dụng hình thức internet để quảng bá. Ứng dụng kỹ thuật số, các nền tảng xã hội, trang thương mại điện tử là cách hiệu quả, phổ biến, được sử dụng rộng rãi nhất của các doanh nghiệp lớn nhỏ hiện nay.
2. Lợi ích của Internet Marketing là gì ?
Với sự phát triển của công nghệ hiện đại thời nay, internet đạt số lượng truy cập rất lớn.Tiếp cận được số lượng khách hàng toàn cầu, nhận được tương tác khủng.Tiết kiệm chi phí, vô cùng hiệu quả chỉ trong thời gian ngắn.Hướng đến đúng đối tượng khách hàng.Nhận được sự quan tâm tối đa từ mục tiêu.
Tóm lại, Internet Marketing là hình thức bán hàng, quảng cáo trực tuyến. Do đó, khách hàng không thể chạm, lấy mà chỉ có thể cảm nhận. Điều đó, đòi hỏi sự hiểu biết về công nghệ khi làm tiếp thị ở mảng trực tuyến này. Với sự phát triển hiện nay, Internet Marketing là cách tiếp thị tối ưu nhất và nhận được sự quan tâm của người tiêu dùng nhất.
Nguồn: What is Internet Marketing? Your Guide to Today’s Online Marketing (searchenginejournal.com)
Xem thêm:
9 cách sử dụng Social Media để xây dựng chiến lược Marketing
Nhận xét
Đăng nhận xét