Web API là gì? Tìm hiểu cách thức hoạt động của Web API

Hiện nay, Web API đang ngày càng trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi. Nhiều nhà lập trình đánh giá Web API là loại API hiện đại với nhiều tính năng ưu việt, hỗ trợ rất tốt cho lập trình Web. Vậy Web API là gì và được ứng dụng như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Web API là gì?

Web API có thể hiểu đơn giản là một phương thức hay cơ chế cho phép các ứng dụng khác nhau kết nối và giao tiếp qua lại. Về cơ bản, Web API là giao diện lập trình ứng dụng (API) dành cho máy chủ web và trình duyệt web.

web api là gì
Web API là gì? (Nguồn: Internet)

Nhờ Web API hỗ trợ trao đổi dữ liệu giữa 2 thành phần phần mềm mà bạn có thể truy cập vào các website để lấy hoặc cập nhật dữ liệu hệ thống. Dữ liệu sẽ được Web API trả lại thông qua giao thức HTTP hoặc HTTPS, dưới dạng JSOL hoặc XML.

Web API hoạt động như thế nào? 

Nếu bạn vẫn chưa hình dung được Web API là gì thì hãy thử xem qua mô hình hoạt động cơ bản của Web API dưới đây:

Cấu trúc hoạt động của một Web API
Cấu trúc hoạt động của một Web API (Nguồn: Internet)

Web API hoạt động theo mô hình tương tác giữa các hệ thống (System – System interaction). Cụ thể, dữ liệu hay thông tin từ một hệ thống có thể được một hệ thống khác xử lý và sau đó hiển thị kết quả cho người xem.

Dưới đây là 4 bước cơ bản trong quy trình hoạt động của Web API:

  • Tạo URL API để bên thứ 3 có thể gửi yêu cầu đến máy chủ nhờ cung cấp nội dung thông qua giao thức HTTP hoặc HTTPS.

  • Sau khi nhận được thông tin, các ứng dụng nguồn sẽ tiến hành kiểm tra xác thực và trả về nội dung phù hợp.

  • Máy chủ trả về dữ liệu theo định dạng XML hoặc JSON thông qua giao thức HTTP hoặc HTTPS.

  • Dữ liệu trả về sẽ được phân tích để xây dựng cơ sở dữ liệu tại nơi yêu cầu ban đầu (ứng dụng web, ứng dụng di động).

  • Phía website yêu cầu sẽ phân tích các dữ liệu JSON hay SML được trả về để tiếp tục thực hiện các hoạt động phân tích, xây dựng cơ sở dữ liệu và hiển thị thông tin đó cho người dùng. 

Những đặc điểm nổi bật của Web API

Web API là một framework có khả năng hỗ trợ và xây dựng các dịch vụ web với giao thức HTTP vô cùng dễ dàng và nhanh chóng nhờ những đặc điểm nổi bật sau đây:

Tự động hóa sản phẩm 

Web API có khả năng hỗ trợ tự động cập nhật và quản lý, giúp cho người dùng có thể kiểm soát luồng công việc dễ dàng hơn, từ đó tăng năng suất và hiệu quả công việc. 

Tích hợp linh động 

Web API cho phép người dùng lấy nội dung ở bất kỳ website hay ứng dụng nào miễn là được phép. Không những vậy, Web API còn đóng vai trò như một cổng giúp người dùng và doanh nghiệp loại bỏ những thông tin, yêu cầu không mong muốn.

Cập nhật thông tin theo thời gian thực 

Web API có thể thay đổi và cập nhật những thông tin mới theo thời gian thực. Điều này giúp cho dữ liệu được truyền tải nhanh chóng, dễ dàng và chính xác hơn.

Ưu và nhược điểm của Web API là gì?

Web API quả thật sở hữu nhiều tính năng ưu việt nhưng đồng thời cũng tồn tại một vài điểm hạn chế. Dưới đây là danh sách những ưu điểm và nhược điểm của Web API mà Top On Seek đã tổng hợp:

Ưu điểm

  • Web API dễ sử dụng, nó có thể được sử dụng rộng rãi trên nhiều ứng dụng như desktop, mobile, ứng dụng web,... 

  • Web API linh hoạt đối với các dạng dữ liệu trả về Client như Json, XML,...

  • Web API giúp dễ dàng xây dựng được HTTP services.

  • Web API với mã nguồn mở có thể giúp hỗ trợ những chức năng của Restful một cách đầy đủ. 

  • Web API hỗ trợ đầy đủ các thành phần MVC như Routing, Unit Test, Controller, Model Binder,...

  • Web API có khả năng giao tiếp 2 chiều được xác nhận nên các giao dịch có thể đảm bảo độ tin cậy cao hơn. 

Nhược điểm

  • Web API chưa được coi là Restful Service vì chỉ mới hỗ trợ mặc định GET, POST. 

  • Yêu cầu người dùng cần có kiến thức và am hiểu về backend để sử dụng tốt nhất. 

  • Tốn nhiều thời gian cho việc phát triển cũng như nâng cấp, vận hành. 

  • Hệ thống có thể bị tấn công nếu như không giới hạn chức năng hay điều kiện.

Kết luận

Web API đang trở thành một phần không thể thiếu trong lập trình website hiện đại, không chỉ cải tiến hiệu quả hoạt động của trang web mà còn góp phần nâng cao trải nghiệm người dùng. Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn hiểu hơn phần nào Web API là gì, cách thức hoạt động cũng như những ứng dụng của Web API.

Nhận xét